12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà an toàn hiệu quả

Lượt xem: 3270

Ở Việt Nam, theo các thống kê cho thấy tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh trĩ chiếm khá đông. Bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi khác nhau và nhất là ở những người có đặc tính công việc thường xuyên ngồi nhiều, ít đi lại. Đây cũng là bệnh lý mà bệnh nhân hay chủ quan không đi thăm khám và trị bệnh tận gốc bởi nó khá nhạy cảm khiến nhiều người e ngại. Vậy bệnh trĩ là như thế nào? Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng thuốc dân gian có tốt không? Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả là cách nào? Bài viết xin chia sẻ những thông tin hữu ích về bệnh trĩ và cách chữa trị để các bạn có thể tham khảo và ứng dụng chữa trị bệnh trĩ.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là căn bệnh được dân gian hay gọi với cái tên là bệnh “lòi dom”. Theo các nghiên cứu, bệnh trĩ phổ biến tại nước ta với tỷ lệ người mắc phải khá cao từ 30 - 50%. 

Bệnh trĩ là bệnh lý của hệ thống mạch máu, động mạch, tĩnh mạch đến các cơ và mô liên kết ở khu vực ống hậu môn. Những áp lực mà đám rối tĩnh mạch dưới lớp niêm mạc hậu môn phải chịu khi bệnh nhân thường xuyên rặn mạnh khi đi đại tiện, kèm theo cả tình trạng ứ máu đã khiến khu vực này trở nên phình to và giãn ra tạo thành các búi trĩ trong ống hậu môn. Ở người cao tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị yếu đi, gây ra sự kém đàn hồi đã dẫn đến tình trạng búi trĩ tụt dần ra khỏi khu vực ống hậu môn và hình thành nên trĩ nội sa. Trĩ có thể phát triển bên trong trực tràng tạo thành trĩ nội hoặc có thể hình thành dưới da xung quanh hậu môn, được gọi là trĩ ngoại.

Bệnh trĩ là gì? 

Căn cứ vào cấu trúc và vị trí hình thành búi trĩ mà người ta sẽ chia bệnh trĩ làm 3 loại:

  • Trĩ nội:

Tình trạng búi trĩ hình thành phía trên của đường lược - đường ranh giới giữa lớp biểu mô của khu vực hậu môn và trực tràng. Trĩ nội nằm bên trong ống hậu môn - trực tràng nên bệnh nhân không thể nhìn hoặc sờ thấy được búi trĩ này, chỉ có thể phát hiện được khi gặp phải dấu hiệu đi đại tiện ra máu. Khi búi trĩ phát triển to ra, bệnh nhân sẽ bị lòi trĩ khi đi đại tiện.

  • Trĩ ngoại:

Ngược lại với trĩ nội, trĩ ngoại là khi búi trĩ xuất hiện ở phía dưới đường lược, đồng thời nằm bên dưới lớp niêm mạc hậu môn. Người bệnh có thể tự sờ thấy và quan sát được búi trĩ ngoại, trĩ ngoại cũng thường gây cho bệnh nhân cảm giác đau nhức, khó chịu hơn do khu vực này hay bị ma sát và tiếp xúc trực tiếp với vải quần, đi lại, đứng ngồi,...

  • Trĩ hỗn hợp:

Trĩ hỗn hợp là tình trạng bệnh nhân gặp phải cả 2 loại trĩ trên. Mắc trĩ nội và trĩ ngoại cùng lúc tuy không quá nguy hiểm nhưng chúng sẽ gây ra cảm giác khó chịu và bất tiện trong cuộc sống, sinh hoạt thường ngày.

Căn cứ vào sự hình thành và tiến triển của bệnh trĩ mà người ta sẽ chia bệnh lý này ra làm 4 cấp độ khác nhau:

  • Trĩ độ 1:

Đây là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh trĩ, búi trĩ vẫn nằm trong khu vực ống hậu môn, không bị sa ra bên ngoài.

  • Trĩ độ 2:

Giai đoạn tiếp theo, búi trĩ vẫn còn nằm trong ống hậu môn tuy nhiên khi rặn mạnh đi đại tiện, búi trĩ sẽ lòi ra bên ngoài một ít, búi trĩ sẽ tự thụt vào khi đi vệ sinh xong.

  • Trĩ độ 3:

Cấp độ 3, búi trĩ sa ra ngoài khi bệnh nhân thực hiện các hoạt động như đi lại nhiều, đi đại tiện, bê vác đồ nặng, ngồi xổm,... Người bệnh phải dùng tay để đẩy búi trĩ lại vào trong.

  • Trĩ độ 4:

Đây là cấp độ nặng nhất của bệnh trĩ, búi trĩ hầu như nằm ngoài ống hậu môn và gây khó chịu cũng như cản trở đến cuộc sống thường ngày của người bệnh.

12 cách chữa trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại hiệu quả

Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả

1. Sử dụng thuốc là cách điều trị bệnh trĩ phổ biến

Sử dụng thuốc là cách chữa bệnh trĩ nhẹ mà nhiều người đã áp dụng và đây cũng là cách thức chữa bệnh trĩ phổ biến hiện nay. Thông thường thuốc chữa bệnh trĩ được chỉ định khi búi trĩ ở giai đoạn đầu, búi trĩ còn nhỏ nên việc chữa trị bệnh trĩ bằng thuốc sẽ đạt được hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, thuốc cũng có tác dụng giúp kiểm soát sự giãn nở quá mức của các mạch búi trĩ và giúp giảm các triệu chứng bệnh, ngăn ngừa biến chứng bệnh trĩ có khả năng xảy ra. Có thể nói, sử dụng thuốc chính là cách chữa bệnh trĩ nhanh chóng. Hiện nay, trên thị trường có nhiều thuốc trị trĩ nội cũng như thuốc chữa bệnh trĩ ngoại khác đa dạng và có công dụng khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của người bệnh. Đa số các loại thuốc chữa triệt để bệnh trĩ đều có những công dụng như sau:

Bài viết liên qua: Chi phí chữa bệnh trĩ

  • Thuốc có công dụng giảm đau và giảm triệu chứng trĩ

Thông thường thì đây là dạng thuốc trị bệnh trĩ ngoại, bệnh nhân sẽ được bôi loại thuốc kê đơn lên vùng hậu môn đều đặn 2 - 3 lần sau khi đi đại tiện nhằm giúp giảm đau và giảm ngứa hậu môn. 

  • Thuốc nhuận tràng, giúp làm mềm phân

Cách trị bệnh trĩ hiệu quả, bệnh nhân sẽ được kê các loại thuốc có công dụng giúp nhuận tràng, trị táo bón và làm mềm phân hơn. Từ đó cũng giảm thiểu áp lực cho các cơ và tĩnh mạch vùng hậu môn. 

  • Thuốc tăng độ bền vùng tĩnh mạch

Với các loại thuốc tăng độ bền cho tĩnh mạch, bệnh nhân có thể sử dụng để điều trị trĩ ngoại, đây cũng là thuốc trị trĩ nội hiệu quả. Thuốc sẽ được kê đơn và sử dụng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ để tình trạng bệnh mau chóng được cải thiện tốt hơn.

2. Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không

Cách chữa bệnh trĩ nội nào hiệu quả? Cách trị trĩ ngoại nào an toàn? Các bạn có thể sử dụng lá trầu là nguyên liệu để điều trị bệnh trĩ an toàn và hiệu quả. Dùng lá trầu là cách chữa bệnh trĩ hiệu quả đã được rất nhiều người tin dùng. Trong lá trầu không có chứa đa dạng các hoạt chất kháng viêm và kháng khuẩn giúp cầm máu, giảm đau rát ngứa ngáy hậu môn. Không những thế còn rất dồi dào các loại vitamin và khoáng chất khác nhau giúp chống oxy hóa, bảo vệ thành mạch khu vực hậu môn trực tràng. 

Bệnh trĩ và cách chữa trị bằng lá trầu không như sau:

  • Ngâm nước lá trầu không:

Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng lá trầu không như sau: Sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, các bạn lấy khoảng 10 lá trầu rửa sạch ngâm qua nước muối cho hết bụi bẩn.Tiếp theo cho lá vào nồi nước và đun sôi lên sau đó đổ ra chậu để ngâm hậu môn khi nước còn âm ấm. 

  • Đắp lá trầu vào búi trĩ:

Cách trị bệnh trĩ hiệu quả với lá trầu tiếp theo được kể đến là sử dụng lá trầu để đắp lên hậu môn. Sau khi rửa sạch và ngâm lá với nước muối, các bạn đem lá trầu giã nát cùng chút muối tinh. Tiếp theo lọc lấy nước cốt lá trầu để chấm lên vùng bị trĩ, phần bã sẽ dùng để đắp vùng hậu môn, để khoảng 20 phút rồi rửa lại sạch sẽ. 

3. Cách chữa bệnh trĩ ngoại với đu đủ xanh

Cách chữa trĩ ngoại bằng đu đủ xanh có hiệu quả không? Đu đủ xanh chính là loại thuốc trị trĩ ngoại từ thiên nhiên mà các bạn có thể tham khảo và ứng dụng. Trong đu đủ xanh cũng có chứa các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn và làm se niêm mạc rất tốt, vì thế mà có thể sử dụng loại quả này để điều trị bệnh trĩ.

Cách chữa bệnh trĩ nhẹ với đu đủ như sau: Các bạn chọn lựa 1 quả đu đủ xanh còn tươi vì lúc này quả sẽ có nhiều nhựa, công dụng điều trị bệnh trĩ sẽ tốt hơn. Đem đu đủ rửa sạch và bổ đôi ra, buộc úp đu đủ vào 2 bên cẳng chân , quay cuống đu đủ lên phía trên và cứ để qua đêm đến sáng hôm sau. Phương pháp điều trị bệnh trĩ này có vẻ sẽ khiến mọi người cảm thấy buồn cười và khá kỳ lạ nhưng đây chính là cách làm teo búi trĩ hiệu quả.

4. Nha đam là cách trị bệnh trĩ hiệu quả

Cách điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả tiếp theo được kể đến đó là sử dụng nha đam. Hoặc các bạn cũng có thể áp dụng để làm cách điều trị trĩ nội cũng rất an toàn. Trong nha đam có chứa hoạt chất kháng khuẩn và tiêu viêm tự nhiên, giúp ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn gây hại, từ đó giúp ngừa viêm nhiêm búi trĩ. Không những thế, trong nha đam có chứa hoạt chất enzym bradykinin cũng giúp giảm đau nhức, sưng tấy và làm dịu niêm mạc. 

Cách chữa trĩ nội và trĩ ngoại bằng nha đam khá đơn giản. Chuẩn bị nguyên liệu là 1 lá nha đam và dầu ô liu. Nha đam sơ chế sạch sẽ lấy phần thịt và gel trộn đều với dầu ô liu theo tỷ lệ 2:1. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau đó bôi hỗn hợp này lên vùng hậu môn và búi trĩ, để 30 phút và rửa sạch lại với nước. Đây là cách trị trĩ nội và trĩ ngoại an toàn, hiệu quả.

5. Bệnh trĩ nội và cách chữa cùng dầu dừa

Dầu dừa cũng là một loại nguyên liệu đa dụng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống từ làm đẹp, chế biến thực phẩm cho đến việc hỗ trợ chữa bệnh. Cụ thể, dầu dừa được sử dụng để điều trị trĩ ngoại và trĩ nội khá hiệu quả. Trong dầu dừa có chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa và kháng khuẩn giúp vùng hậu môn tổn thương được lành lại nhanh chóng, từ đó cũng góp phần hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. 

Các bạn có thể sử dụng dầu dừa là cách điều trị bệnh trĩ nội và trĩ ngoại như sau: Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau đó dùng miếng bông thấm vào dầu dừa đắp lên vùng búi trĩ, giữ nguyên miếng bông khoảng 30 - 60 phút thì gỡ bông ra. Áp dụng cách chữa bệnh trĩ ngoại và trĩ nội này mỗi ngày 2 lần, liên tục khoảng 4 tuần để thấy được hiệu quả điều trị. Hoặc uống 1 thìa cafe dầu dừa mỗi ngày cũng là cách chữa bệnh trĩ nội và trĩ ngoại hiệu quả.

6. Chữa triệt để bệnh trĩ bằng nghệ

Chữa triệt để bệnh trĩ bằng nghệ

Nghệ vàng là một loại dược liệu có nhiều công dụng và dễ kiếm trong cuộc sống hàng ngày. Nghệ vàng theo đông y là loại thảo dược quý có tính ôn, vị cay đắng, giúp tuần hoàn lưu thông khí huyết rất tốt, giảm sưng viêm, mờ thâm, tiêu độc,... Nghệ thường được ứng dụng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, viêm loét dạ dày, chữa trị bệnh trĩ hoặc bệnh ngoài da cực kỳ tốt. Ngoài ra, tinh chất curcumin có trong nghệ cũng giúp chống oxy hóa, tiêu viêm, phục hồi vết loét và kháng khuẩn hiệu quả. Nghệ vàng cũng chính là cách điều trị bệnh trĩ an toàn dành cho các bạn có thể tham khảo. 

Bệnh trĩ và cách điều trị với nghệ vàng như sau: Chuẩn bị 1 củ nghệ tươi sơ chế sạch sẽ, gọt vỏ và giã nhuyễn. Sau đó cho vào 1 ít nước để vắt lấy nước cốt nghệ. Người bệnh sử dụng tăm bông thấm đều nước cốt nghệ lên vùng hậu môn đã vệ sinh sạch sẽ. Nên kiên trì 2 - 3 lần/ ngày để thấy được hiệu quả điều trị tốt. Hoặc có thể dùng cách điều trị trĩ ngoại với hỗn hợp nghệ vàng, diếp cá, muối tinh, quả sung đun sôi lên với 2 lít nước, sau đó đợi nước ấm rồi dùng ngâm hậu môn. 

7. Ngâm nước muối - cách điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả

Muối tinh là nguyên liệu đã quá quen thuộc và không thể thiếu trong căn bếp của mọi gia đình. Muối không những có công dụng trong việc chế biến món ăn hàng ngày, tăng cường sức khỏe mà còn có thể được dùng để điều trị bệnh trĩ ngoại và trĩ nội hiệu quả. Trong muối chứa các hoạt chất có khả năng sát trùng, diệt vi khuẩn cực tốt. Vì thế, bệnh nhân có thể của thiện được các tình trạng như sưng viêm, tấy đỏ, ngứa ngáy khó chịu,... xuất hiện ở khu vực búi trĩ. Cách trị bệnh trĩ ngoại và trĩ nội bằng ngâm nước muối không những được truyền tai trong dân gian, mà nó còn là phương pháp phổ biến được ứng dụng rộng rãi trong y học hiện đại. 

Trĩ ngoại và cách điều trị với muối như sau: Chuẩn bị một chiếc chậu to để có thể ngồi vào chậu và muối tinh sạch. Đổ nước ấm vào chậu với nhiệt độ ấm vừa phải khoảng 40 - 50 độ C. Sau đó đổ lượng muối vừa phải vào nước ấm khuấy đều cho muối tan hết, ngâm ngập hậu môn trong chậu nước ấm khoảng 20 phút hoặc cho đến khi nước nguội đi. Cách điều trị trĩ ngoại và trĩ nội này nên được thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt. Đây chính là phương pháp điều trị bệnh trĩ an toàn và hiệu quả tuy nhiên cách này không thể áp dụng điều trị cho bệnh trĩ cấp độ 3, độ 4.  

8. Bệnh trĩ ngoại và cách điều trị với lá thiên lý

Cây thiên lý cũng được dân gian truyền tai nhau về công dụng chữa trị bệnh trĩ hiệu quả. Hoa thiên lý ngoài công dụng dùng để chế biến những món ăn thơm ngon thì còn được dùng như cách chữa trĩ ngoại và trĩ nội an toàn. Theo đông y, thiên lý có vị ngọt, tính bình, được ứng dụng chữa các bệnh như chống rôm sảy, tiêu độc, điều trị bệnh trĩ,... Ngoài việc sử dụng hoa thì những bộ phận khác của thiên lý đều có công dụng trong điều trị các bệnh lý khác nhau.

Thiên lý có chứa các thành phần vitamin, khoáng chất cùng các loại hoạt chất chống viêm sát trùng khác giúp vết thương mau phục hồi tốt hơn. Bệnh trĩ và cách điều trị bệnh bằng lá thiên lý như sau: Lá thiên lý rửa sạch sau đó giã nát cùng chút muối tinh, đổ chút nước lọc vào để lọc lấy nước cốt. Dùng bông chấm nước cốt lá thiên lý đắp lên vùng hậu môn 2 lần mỗi ngày.  

9. Cách trị bệnh trĩ ngoại lành tính với quả sung

Một trong số những loại dược liệu được kể đến để chữa trị bệnh trĩ nữa đó là quả sung. Quả sinh có tính bình, hàm lượng chất xơ chứa trong quả sung cũng khá cao. Ngoài ra, trong quả sung còn có các khoáng chất khác như magie, canxi,... hay các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả rất có lợi trong việc điều trị bệnh trĩ. 

Bệnh trĩ ngoại và cách điều trị với quả sung như sau: chuẩn bị 15 quả sung còn xanh rửa sạch sẽ. Thả sung vào nồi nước và chút muối tinh sau đó đun sôi lên. Dùng nước này để xông hậu môn sau đi đã vệ sinh sạch sẽ. Hoặc các bạn cũng có thể đợi nước nguội bớt và dùng ngâm hậu môn giúp chữa trị bệnh trĩ hiệu quả.

10. Lá diếp cá chính là thuốc chữa bệnh trĩ nội an toàn

Lá diếp cá là một trong những thần dược giúp điều trị bệnh trĩ an toàn và hiệu quả. Diếp cá là loại thảo dược có tính hàn, giúp kháng viêm cực tốt, thanh nhiệt, giải độc và nhuận tràng,... Vì thế mà lá diếp cá được ứng dụng là cách điều trị trĩ nội đạt hiệu quả cao.  

Bệnh trĩ nội và cách chữa như sau: Lấy một nắm diếp cá, rửa sạch và để ráo. Tiếp theo sẽ dùng lá giã nát ra, thêm chút muối tinh vào để giã cùng. Sau đó sử dụng bã diếp cá đắp lên vùng hậu môn mỗi ngày, kiên trì 2 lần/ ngày để thấy được kết quả se búi trĩ an toàn từ loại thảo dược này. Các bạn cũng có thể sử dụng diếp cá làm cách trị trĩ nội hiệu quả bằng việc uống nước diếp cá xay hoặc dùng để ăn hàng ngày. Hoặc lá diếp cá đun sôi lên lấy nước dùng xông hậu môn cũng là cách chữa trĩ nội và trĩ ngoại hiệu quả.

11. Trĩ ngoại và cách điều trị tốt với phương pháp HCPT 

Ngoài những cách chữa trị bệnh trĩ bằng các nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm và lành tính được kể trên, bài viết cũng xin chia sẻ đến các bạn về phương pháp ngoại khoa hiện đại, kỹ thuật cao trong điều trị bệnh trĩ ngoại hay các bệnh về hậu môn trực tràng là phương pháp HCPT. Đây là một trong những phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng ngoại khoa được đánh giá cao hiện nay. Phương pháp điều trị bệnh trĩ kỹ thuật cao HCPT hoạt động theo cơ chế sử dụng sóng cao tần nhằm mục đích sinh nhiệt để loại bỏ búi trĩ mà không cần sử dụng đến dao kéo. Phương pháp HCPT sử dụng nhiệt lượng từ 70 - 80 độ C để tác động lên các mạch máu nối liền với búi trĩ, từ đó làm đông huyết quản và thắt chặt các mạch máu khu vực này. Điều này nhằm giúp cố định búi trĩ để bước cắt bỏ tiếp theo bằng dao điện được chính xác và thuận lợi hơn.

Phương pháp điều trị bệnh trĩ HCPT được các chuyên gia đánh giá khá cao về các ưu điểm vượt trội mà nó mang lại so với các cách điều trị bệnh trĩ ngoại khoa khác. Cụ thể là:

  • Nhiệt độ của dao điện được sử dụng vào thời điểm dừng cũng có khả năng đạt đến nhiệt độ 280 độ C. Tuy nhiên khi dùng phương pháp này, nhiệt độ vùng xung quanh chỉ khoảng từ 5 - 15 độ C nên sẽ không gây ra bỏng rát trên vùng da người bệnh. Qua đó có thể thấy đây chính là cách điều trị bệnh trĩ ngoại có hình thức xâm lấn tối thiểu không gây đau rát, bỏng da cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, nó cũng giúp tình trạng vết thương được hồi phục nhanh chóng.

  • Phương pháp đốt búi trĩ bằng dao điện tuy có hiệu quả nhanh chóng nhưng nó lại có mặt hạn chế là không phù hợp với những bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch. Bởi lẽ khi cắt trĩ bằng điện sẽ tạo nên một dòng điện đi qua cơ thể khiến nhịp tim bị rối loạn. Phương pháp điều trị bệnh trĩ HCPT được chứng minh là an toàn với bệnh nhân mắc bệnh lý nền khác hoặc bệnh nhân đang mang máy trợ tim,...

  • Bệnh nhân không cần nghỉ dưỡng quá lâu hay phải điều trị nội trú tại bệnh viện bởi lẽ phương pháp HCPT giúp cắt trĩ một cách nhanh chóng và an toàn. Sau 24h là người bệnh đã có thể đi lại nhẹ nhàng và hoạt động như bình thường.

12. Phương pháp PPH là cách điều trị bệnh trĩ nội hiệu quả

Cách điều trị bệnh trĩ

Cách điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp ngoại khoa an toàn và hiệu quả cao tiếp theo được kể đến là phương pháp PPH. Đây là cách điều trị bệnh trĩ nội không sử dụng đến dao mổ, phương pháp PPH sẽ được hoạt động với nguyên lý sử dụng kẹp PPH để loại bỏ búi trĩ nội ra khỏi ống hậu môn. Điều này nhằm giúp loại bỏ búi trĩ và phần niêm mạc bị sa xuống mà không gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở khu vực này. Lượng máu được cấp đến để nuôi búi trĩ cũng sẽ bị ngăn chặn và búi trĩ cũng bị rụng dần.

Bệnh trĩ nội và cách chữa bệnh bằng phương pháp PPH được các chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả điều trị cũng như quá trình hồi phục ở bệnh nhân. Phương pháp này được kể đến có những ưu điểm như sau:

Xem thêm: Chữa bệnh trĩ ở đâu tốt nhất

  • Cách chữa trĩ nội bằng phương pháp PPH được cho là khá an toàn trong việc loại bỏ búi trĩ. Vì thế mà các chức năng hoạt động của cơ vòng vùng hậu môn cũng không bị ảnh hưởng và chịu tác dụng phụ nào. 

  • Quá trình thực hiện cắt búi trĩ bằng phương pháp PPH cũng được đánh giá cao về mức độ ảnh hưởng vì nó không gây cho bệnh nhân cảm giác đau đớn.

  • Phương pháp PPH điều trị trĩ nội không cần sử dụng đến dao mổ, vì thế mà quá trình tiến hành có mức độ xâm lấn rất nhỏ, việc phục hồi vết thương sẽ rất nhanh chóng và không làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân hậu phẫu thuật.

  • Thời gian để thực hiện phương pháp PPH không quá lâu, chỉ khoảng 30 phút. Vì thế, người bệnh không cần phải nghỉ dưỡng hay nằm viện lâu.

Những phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng cách thức dân gian được kể trên tuy mang lại hiệu quả nhanh chóng và lành tính nhưng với tính dược lý khá thấp, các bạn chỉ có thể áp dụng trong trường hợp bệnh trĩ cấp độ nhẹ. Các bạn không nên e ngại hay chủ quan mà cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và có phương thức điều trị bệnh kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Bài viết đã chia sẻ những thông tin hữu ích về 12 cách chữa trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại hiệu quả. Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ chọn lựa cho mình một phương pháp điều trị bệnh trĩ an toàn và hiệu quả. Mọi thắc mắc cần được giải đáp xin vui lòng liên hệ số điện thoại … để được tư vấn. 

https://phongkhamphukhoa.edu.vn/

Đánh giá: 
12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà an toàn hiệu quả
Điểm trung bình:  7.2 /  10 (  44 lượt đánh giá )
Chia sẻ:

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

Uu dai kham chua benh
Zalochat
facebookchat