Quai bị là gì? Dấu hiệu triệu chứng và cách khắc phục

Lượt xem: 2046

Quai bị là gì, triệu chứng quai bị ở trẻ em và người lớn như thế nào, có nguy hiểm không và cách chữa quai bị như thế nào là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Các chuyên gia cho biết, bệnh quai bị nếu không được điều trị theo đúng phương pháp sẽ có nguy cơ gây ra hàng loạt biến chứng vô cùng nguy hiểm. Do đó, trong nội dung bài viết sau đây đội ngũ bác sĩ chuyên khoa sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về bệnh quai bị, nguyên nhân, triệu chứng nhận biết cũng như cách khắc phục hiệu quả an toàn.

Quai bị là gì? Nguyên nhân quai bị và con đường lây nhiễm

Quai bị là bệnh gì? Nguyên nhân gây quai bị

Quai bị (tên tiếng Anh: Mumps) là tình trạng thuộc nhóm các bệnh truyền nhiễm cấp tính, còn được biết đến với tên gọi bệnh má chàm bàm. Các con số thống kê cho thấy bệnh lý này thường xuyên xảy ra tại những nơi có đông dân cư sinh sống nhưng điều kiện không đảm bảo, hoặc ở các vùng khí hậu lạnh giá.

Về nguyên nhân, bệnh quai bị hình thành do virus Mumps (thuộc họ Paramyxoviridae) xâm nhập tấn công. Đây là loại virus có khả năng sinh sống khá “dai” khi chúng tồn tại được ở bên ngoài cơ thể với nhiệt độ từ 15 đến 200 độ C trong vòng 1 - 2 tháng. Mumps virus gây quai bị chỉ chết đi khi gặp các loại hóa chất diệt khuẩn hoặc điều kiện nhiệt độ > 560 độ C.

Tại nước ta, quai bị phổ biến khi thời tiết vào mùa thu và mùa đông, mặc dù trẻ em là đối tượng dễ mắc hơn cả nhưng bệnh vẫn có thể xuất hiện ở người trưởng thành. Dưới đây là những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị quai bị mà mọi người cần lưu ý:

Quai bị là gì? Nguyên nhân quai bị và con đường lây nhiễm

  • Trẻ em trong độ tuổi từ 5 - 12 tuổi, đặc biệt là trường hợp chưa tiêm vaccine phòng bệnh quai bị.

  • Những người bị suy giảm hệ miễn dịch cũng là nguyên nhân quai bị phổ biến.

  • Trước đó đã tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng chung đồ dùng với người mắc bệnh.

Quai bị lây qua đường nào?

Đối với vấn đề quai bị có lây không thì câu trả lời là Có, cụ thể căn bệnh này sẽ lây truyền thông qua đường hô hấp. Trong đó, thời điểm dễ dàng lây nhiễm nhất chính là 2 ngày trước khi khởi phát triệu chứng và trong vòng 6 ngày kể từ khi các biểu hiện biến mất. Người khỏe mạnh sẽ bị lây virus nếu tiếp xúc dịch tiết, hít phải bụi nước khi bệnh nhân nói chuyện, hắt hơi, ho, khạc nhổ, ăn uống chung, dùng chung đồ cá nhân… hay thậm chí là hôn nhau.

Người đã bị quai bị có bị lại không?

Giải đáp thắc mắc quai bị bị mấy lần, có nhiễm lại không mà nhiều người đang băn khoăn, các chuyên gia cho biết nhiều nghiên cứu đã cho thấy mỗi người chỉ mắc 1 lần trong đời. Lý do là bởi sau khi đã mắc và khỏi bệnh, cơ thể bệnh nhân sẽ tồn tại kháng thể với khả năng bảo vệ, ngăn ngừa tái nhiễm quai bị.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là những người đã miễn dịch thì có thể tiếp xúc một cách thoải mái với bệnh nhân đang mắc quai bị. Mà thay vào đó việc có thái độ chủ động áp dụng biện pháp phòng ngừa là điều cần được ưu tiên hàng đầu đối với tất cả mọi người.

Nhận biết các triệu chứng quai bị thường gặp

Quai bị như thế nào hay quai bị triệu chứng ra sao? Khi nhiễm phải virus gây bệnh, chúng sẽ nhanh chóng sinh sôi mạnh mẽ tại các hạch bạch huyết, vùng tỵ hầu và huyết thanh sau đó từ từ lây lan sang nhiều cơ quan khác nhau. Theo đó, triệu chứng quai bị ở người lớn và trẻ em sẽ thay đổi phụ thuộc vào mỗi giai đoạn bệnh, cụ thể như sau:

1. Đối với giai đoạn ủ bệnh quai bị

Người nhiễm phải virus quai bị sẽ không xuất hiện triệu chứng ngay mà sẽ phải trải qua thời kỳ ủ bệnh diễn ra trong vòng từ 2 đến 3 tuần. Cũng chính vì vậy mà bệnh nhân trong giai đoạn này không có dấu hiệu quai bị lâm sàng nào trên cơ thể, dẫn đến việc không phát hiện được bản thân mình đã mắc bệnh.

2. Triệu chứng quai bị giai đoạn khởi phát (kéo dài 2 - 3 ngày)

Nếu đang băn khoăn người bị quai bị dấu hiệu như thế nào thì mọi người cần lưu ý sau thời gian ủ bệnh sẽ bắt đầu khởi phát những biểu hiện bao gồm:

Nhận biết các triệu chứng quai bị thường gặp

  • Tình trạng đau nhức đầu gây khó chịu và mệt mỏi.

  • Quai bị có sốt không là Có, nhưng nhìn chung người bệnh sẽ không sốt cao, hầu hết cũng không gây ra hiện tượng ớn lạnh cơ thể.

  • Quai bị đau ở đâu thường gây đau ở vùng góc hàm, đau họng, nhức tuyến mang tai do bị sưng to, đặc biệt cảm giác đau nhức lại càng tăng lên khi nhai.

  • Người bệnh ăn uống kém đi, sức khỏe có thể bị suy nhược.

3. Dấu hiệu quai bị giai đoạn toàn phát (kéo dài 5 - 7 ngày)

  • Hình ảnh quai bị lúc này cho thấy một hoặc cả hai bên tuyến mang tai của người bệnh sưng to một cách đáng kể, rồi dần dần lan sang các tuyến nước bọt.

  • Vùng da ở các vị trí sưng chuyển sang màu đỏ, tuy nhiên khi sờ vào không thấy nóng, dùng tay ấn sẽ cảm thấy tê bì.

  • Người bệnh vẫn sốt nhẹ, hoặc nặng hơn sẽ sốt cao lên tới 39 - 40 độ C, cơ thể mệt mỏi, ăn kém, khó nuốt, đau khi nói chuyện, đau đầu, đau bụng…

4. Đối với giai đoạn phục hồi

Kết thúc thời kỳ toàn phát quai bị, người bệnh sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi. Thời điểm này các triệu chứng quai bị ở phụ nữ và nam giới đều sẽ thuyên giảm dần, bệnh nhân hạ sốt, vùng hàm và tuyến mang tai giảm sưng, giảm đau họng, nhức đầu, ăn uống và nói chuyện dễ hơn và cuối cùng những biểu hiện quai bị cũng từ từ biến mất.

Bệnh quai bị bao lâu thì khỏi?

Bệnh quai bị bao lâu thì khỏi?

Như thông tin đã được chia sẻ, bệnh quai bị sẽ diễn biến qua 4 thời kỳ khác nhau bao gồm ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và hồi phục. Nếu không tính thời gian cơ thể ủ bệnh thì thông thường người mắc quai bị sẽ mất khoảng 10 ngày mới khỏi bệnh, tính từ thời điểm bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sưng, đau trên cơ thể.

Mặc dù vậy, người bị quai bị bao lâu thì khỏi cũng còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, cơ địa, thời gian phát hiện cũng như phương pháp điều trị như thế nào. Điều này cũng giải thích lý do tại sao có những người bệnh lại khỏi nhanh hơn chỉ sau khoảng 1 tuần. Bởi rất có thể họ vốn có sức khỏe tốt, chủ động điều trị ngay từ sớm với biện pháp đúng đắn.

Vì thế, các chuyên gia luôn khuyến cáo người bệnh tốt nhất là nên đi khám ngay từ sớm trong trường hợp nhận thấy các triệu chứng nghi ngờ mắc quai bị. Qua đó được bác sĩ kiểm tra cụ thể và đưa ra phương pháp chữa khoa học, phù hợp, hiệu quả cao. Cần tránh tuyệt đối việc tùy tiện mua thuốc tự chữa quai bị bởi có thể dẫn đến nhiều hậu quả nguy hại.

Quai bị có nguy hiểm không?

Thực tế, quai bị ban đầu vốn chỉ là một căn bệnh lành tính, song nếu chậm trễ hoặc điều trị sai cách sẽ khiến tình trạng ngày một nặng nề hơn, thậm chí còn gây ra rất nhiều biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng sinh sản của bệnh nhân, cụ thể là:

  • Viêm tinh hoàn: Đây là biến chứng quai bị ở nam giới thường gặp nhất, kể cả trẻ em hay người lớn khiến cho tinh hoàn sưng to, vùng bìu đau nhức, người sốt cao và mệt mỏi. Một số trường hợp sau khi viêm nhiễm kéo dài còn chuyển sang sang teo tinh hoàn, suy giảm chất lượng tinh trùng dẫn tới vô sinh hiếm muộn.

  • Viêm nhiễm buồng trứng: Tuy ít gặp nhưng nữ giới mắc quai bị mà không điều trị kịp thời vẫn có nguy cơ bị viêm buồng trứng với các dấu hiệu nhận biết như khí hư ra nhiều, màu lạ kèm theo mùi hôi, đau bụng, đau hố chậu, sốt… Người bệnh cần được chữa trị sớm để ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng, tổn thương buồng trứng, ống dẫn trứng và hậu quả là đe dọa khả năng mang thai của người bệnh.

  • Viêm màng não và viêm não: Quai bị diễn biến nặng làm gia tăng khả năng virus tấn công các cơ quan thuộc hệ thần kinh trung ương, từ đó gây viêm màng não và viêm não, biểu hiện qua tình trạng đau nhức đầu, rối loạn ý thức, co giật…

  • Biến chứng điếc vĩnh viễn: Bị quai bị có ảnh hưởng gì không ngoài ra còn có thể gây điếc hoàn toàn, mặc dù thống kê cho thấy tỷ lệ người mắc phải là rất hiếm. Biến chứng xảy ra do virus quai bị sinh sôi, tấn công làm tổn thương nặng vùng ốc tai.

  • Một số biến chứng khác: Quai bị có nguy hiểm không người bệnh cũng cần thận trọng với hiện tượng viêm đường hô hấp, viêm cơ tim, viêm tụy, rối loạn chức năng hoạt động của gan, nhồi máu phổi, viêm tuyến giáp, giảm tiểu cầu gây xuất huyết…

Khi bị quai bị phải làm sao? Cách điều trị bệnh quai bị

Người bệnh khi có dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh quai bị tốt nhất cần nhanh chóng đến khám bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín để được chỉ định điều trị theo đúng phương pháp, hạn chế tối đa các biến chứng xảy ra.

Quai bị uống thuốc gì?

Hiện tại, quai bị chưa có thuốc chữa đặc hiệu mà người bệnh cần được điều trị dựa trên triệu chứng. Bệnh nhân bị quai bị uống thuốc gì thông thường sẽ dùng thuốc hạ sốt (nếu sốt cao > 38.5 độ C), thuốc an thần loại nhẹ, bổ sung viên vitamin B và C, thường xuyên súc miệng bằng dung dịch nước muối 0,9%.

Cần lưu ý trong thời gian dùng thuốc điều trị triệu chứng quai bị phải tuân thủ sự chỉ định từ bác sĩ, chỉ sử dụng đúng các loại đã được kê đơn với liều lượng phù hợp để ngăn ngừa tác dụng phụ không mong muốn.

Cách chữa quai bị tại nhà

Sau khi thăm khám tại cơ sở y tế, những trường hợp người bệnh nhẹ có thể được tiến hành điều trị ngay tại nhà theo những lưu ý và biện pháp hỗ trợ như sau:

  • Thực hiện cách ly bệnh nhân với mọi người trong gia đình nhằm tránh lây nhiễm.

  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi tại chỗ trong không gian thông thoáng, sạch sẽ, hạn chế vận động một cách tối đa.

  • Vệ sinh đồng thời hạ sốt bằng cách dùng khăn thấm nước ấm để lau cơ thể, chú ý tuyệt đối không được dùng nước lạnh.

  • Chườm khăn ấm vào hai bên hàm, má của người bệnh giúp giảm bớt cơn đau.

  • Bổ sung thêm nhiều nước, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày và chỉ nên ăn những thức ăn đã được nấu chín, lỏng, mềm cho dễ nuốt.

Bị quai bị kiêng gì?

Bị quai bị kiêng gì?

Bên cạnh cách khắc phục quai bị, người bệnh cũng đồng thời phải nắm được quai bị kiêng gì để nhanh khỏi, cụ thể như dưới đây:

  • Tránh các loại đồ chua, đồ ăn cay nóng bởi chúng sẽ khiến tuyến nước bọt phải gia tăng hoạt động, từ đó tình trạng sưng viêm ngày một nghiêm trọng hơn trước.

  • Kiêng ăn thịt gà do dễ gây khó tiêu, đầy bụng, gây áp lực cho cơ thể, hơn nữa một số loại thịt gà còn khá dai nên người bệnh cũng ăn uống khó khăn hơn.

  • Bệnh nhân quai bị cần kiêng sử dụng đồ nếp để tránh cho vị trí sưng viêm nặng hơn.

  • Không được ra ngoài trời gió hoặc sử dụng nước lạnh trong thời gian điều trị, lý do là bởi sẽ khiến bệnh tình lâu khỏi, hoặc mắc kèm theo nhiều bệnh lý khác.

Như vậy, bài viết đã giải đáp cho bạn đọc quai bị là gì, dấu hiệu triệu chứng và cách khắc phục bệnh. Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ giúp mọi người tham khảo, chủ động nhận biết và khám chữa bệnh quai bị hiệu quả nếu không may gặp phải. Nhìn chung, nếu phát hiện từ sớm và điều trị đúng cách thì quai bị sẽ không quá nguy hiểm, có thể kiểm soát được các biến chứng, bảo đảm an toàn cho sức khỏe của người mắc.

https://phongkhamphukhoa.edu.vn/

Đánh giá: 
Quai bị là gì? Dấu hiệu triệu chứng và cách khắc phục
Điểm trung bình:  7.4 /  10 (  161 lượt đánh giá )
Chia sẻ:

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

Uu dai kham chua benh
Zalochat
facebookchat