Cây thù lù trị bệnh gì? Đặc điểm nhận biết và cách dùng

Lượt xem: 4734

Cây thù lù trị bệnh gì, cây thù lù có tác dụng gì là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều người, mặc dù loại thực vật này khá quen thuộc và thường được biết đến phổ biến hơn với tên gọi cây tầm bóp. Chúng ta có thể tìm thấy cây thù lù mọc ở nhiều nơi khác nhau, là một dược liệu thường xuyên xuất hiện trong những bài thuốc giúp thanh nhiệt, hỗ trợ điều trị cảm sốt, ho… Cụ thể, cây thù lù chữa bệnh gì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Đặc điểm nhận biết của cây thù lù

Cây thù lù là một loại cây thân thảo, mọc hoang dại và thuộc họ Cà, còn có nhiều tên gọi khác như cây tầm bóp, cây lồng đèn, cây bùm bụp… Trên thế giới, cây thù lù được phân bố nhiều ở châu Phi, Ấn Độ, Trung Quốc hay vùng Nam Mỹ, còn ở Việt Nam thì chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy loại cây này mọc rất nhiều tại các bãi hoang, ven rừng, bờ ruộng…

Thực tế cây thù lù được phân làm nhiều loại khác nhau bao gồm: Cây thù lù cạnh, thù lù nhỏ, thù lù lông và thù lù đực (lu lu đực), nhưng được sử dụng phổ biến nhất vẫn là thù lù cạnh. Để nhận biết được cây thù lù, bạn có thể dựa vào những đặc điểm như dưới đây:

Đặc điểm nhận biết của cây thù lù

  • Cây thù lù sống được hàng năm nhờ phù hợp với hầu hết khí hậu của nước ta, cây có chiều cao vào khoảng từ 50 - 70 cm, đường kính thân cây từ 1 - 2 cm, bên trong rỗng, có gân và phân ra thành nhiều cành mọc rủ hướng xuống dưới đất.

  • Hoa của cây thù lù mang màu trắng hoặc vàng nhạt và mọc riêng biệt, cuống mảnh, nhụy vàng, đài hoa hình chuông được phủ một lớp lông, mỗi bông thường có 5 cánh, đôi khi thấy có chấm tím ở phần gốc.

  • Lá cây màu xanh mọc so le với nhau, viền răng cưa nhưng không đều, lá hình bầu dục với chiều rộng từ 2 - 10 cm và chiều dài từ 3 - 15 cm, cuống lá dài 3 - 4 cm nối liền với thân cây.

  • Đặc biệt cây thù lù có thể cho ra quả quanh năm, quả thù lù mọng và nhẵn bề mặt, được bao trùm bên ngoài bởi một lớp đài nên trông giống như những cái đèn lồng. Loại quả này có màu xanh nếu còn non và sẽ dần dần chuyển sang cam đỏ khi đã chín, bên trong rất nhiều hạt vàng nhạt nhỏ li ti, thịt quả vị chua đắng.

Theo các nghiên cứu khoa học, thành phần của cây thù lù chứa các hợp chất alkaloid, flavonoid và steroid thực vật, còn quả thù lù lại có nhiều vitamin C cùng những khoáng chất có lợi bao gồm magie, natri, sắt, kẽm, canxi, phốt pho, chất xơ… Trong y học cổ truyền, cây thù lù mang tính mát còn phần quả lại có tính bình, được dùng tương đối nhiều.

Cây thù lù có tác dụng gì, tất cả các bộ phận từ rễ, thân, lá cho đến quả đều sử dụng được để bào chế ra các bài thuốc nam chữa bệnh. Về cách sơ chế, thù lù khi hoàn thành việc thu hái sẽ được loại bỏ sạch sẽ các chất bẩn sau đó để dùng trực tiếp (lưu ý dược liệu tươi chỉ cất trong tủ lạnh và dùng được trong vòng 1 - 2 ngày), hoặc cách khác là đem đi sấy khô và bảo quản tại những nơi khô thoáng để sử dụng dần.

Cây thù lù trị bệnh gì? Cách dùng

Mặc dù loại cây này không quá xa lạ, thậm chí còn quen thuộc với rất nhiều người nhưng không phải ai cũng biết rõ cây thù lù chữa bệnh gì. Theo đó, cây thù lù phổ biến với công dụng trị ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng, khản tiếng, viêm họng, bệnh tay chân miệng…, còn quả thù lù thường được dùng để thanh nhiệt giải độc, chữa đau họng, cảm mạo, sốt…

Cây thù lù trị bệnh gì? Cách dùng

Cụ thể, nếu còn băn khoăn cây thù lù trị bệnh gì thì bạn có thể tham khảo một số tác dụng và cách dùng thù lù khi chữa trị từng loại bệnh lý như sau:

1. Cây thù lù giúp tiêu đờm và trị ho

Khi nhắc đến công dụng của cây thù lù không thể bỏ qua lợi ích dành cho những người đang bị ho đờm kéo dài. Cách thực hiện: Người bệnh lấy 15 gam thù lù khô (nếu dùng thù lù tươi thì chuẩn bị 50 gam) rửa sạch, để ráo bớt sau đó đem đun sôi cùng 0,5 lít nước trong 7 - 10 phút thì tắt bếp. Phần nước cây thù lù uống từ từ trong cả ngày, áp dụng khoảng một vài ngày liên tục để đạt được hiệu quả giảm ho, tiêu đờm.

2. Cây thù lù trị bệnh cảm lạnh

Bệnh cảm lạnh xảy ra nhiều khi đề kháng cơ thể suy giảm, thường có những dấu hiệu phổ biến như ho, hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, đau họng… Nếu chẳng may mắc phải, bạn cũng có thể dùng cây thù lù hàng ngày để cải thiện các triệu chứng bệnh nhanh chóng hơn bằng cách sắc khoảng 30 - 40 gam dược liệu đã sấy khô cùng với nước, tiếp đó nước thuốc thu được chia làm 3 phần đều nhau để uống hết trong ngày.

3. Cây thù lù trị bệnh gì - Cảm cúm và sốt

Thành phần của cây thù lù vốn chứa vitamin C nên khi được bổ sung vào cơ thể sẽ nâng cao hoạt động miễn dịch, hỗ trợ giảm sốt do cảm cúm hoặc sốt siêu vi.

Bài thuốc này cần sử dụng cả hoa, lá và cành cây thù lù, trước tiên người bệnh hãy giã nhuyễn phần lá cây đã rửa sạch rồi lọc lấy nước cốt. Còn cành và hoa thù lù sau khi làm sạch sẽ thì sắc cùng với nước chừng 5 phút, tiếp theo trộn đều hai loại nước với nhau để uống trực tiếp trong ngày, thực hiện khoảng 3 ngày sẽ thấy hạ sốt, người khỏe hơn.

4. Cây thù lù có tác dụng gì - Điều trị viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc ống phế quản bị viêm nhiễm, căn bệnh khiến người mắc ho nhiều, ho có đờm, tức ngực, mệt mỏi và đôi khi kèm theo cả sốt. Tác dụng của cây thù lù sẽ giúp bệnh nhân khắc phục các biểu hiện khó chịu của viêm phế quản, khi kết hợp cùng với hai loại dược liệu phổ biến khác là cam thảo và cát cánh.

Cách thực hiện: Sắc chung 30 gam thù lù tươi, 9gr cát cánh và 3gr cam thảo cùng với nước (khoảng 700 - 800 ml là vừa đủ) cho đến khi cạn còn một nửa thì dừng, chắt nước thuốc rồi chia thành 2 phần uống trong ngày, thực hiện phương pháp này khoảng 10 hôm liên tục.

5. Cây thù lù giúp hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường

Cây thù lù giúp hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường

Đối với câu hỏi cây thù lù chữa bệnh gì còn phải kể đến tác dụng điều trị đái tháo đường nhờ hàm lượng vitamin C giúp tăng thêm nồng độ insulin trong máu. Bạn cần chuẩn bị 40 gam dược liệu thù lù tươi, 10 gam lá dâu tằm, 1gr chu sa cùng 1 quả tim lợn để đem đi hầm chung cho đến khi nhừ thì múc ra bát, ăn trực tiếp cả phần cái và phần nước. Áp dụng bài thuốc này cách ngày, sau khoảng 5 lần sử dụng thì chỉ số đường huyết sẽ dần giảm đi.

6. Sử dụng cây thù lù để trị bệnh tay chân miệng

Để chữa chứng bệnh tay chân miệng bằng cây thù lù, cách đơn giản nhất là bạn hãy sắc cùng với nước để uống hàng ngày, dùng khoảng 30 gam thù lù khô hoặc 100 gam dược liệu tươi. Ngoài ra, cây thù lù trị bệnh gì cũng phù hợp để sử dụng cho người đang bị chàm trên cơ thể, thực hiện bằng cách lấy một ít thù lù tươi đem giã nát, lấy phần bã đắp trực tiếp vào những vị trí đang bị tổn thương do chàm gây ra.

7. Tác dụng cây thù lù trị đinh độc và mụn nhọt

Rửa sạch 60 gam thù lù tươi, sau đó ngâm thêm nước muối loãng trong vài phút để loại bỏ đi hết các chất bẩn, để cho ráo nước trước khi đem giã nát. Tách riêng phần nước cốt để uống trực tiếp, còn phần bã cây thù lù chia ra đắp vào vùng da có mụn nhọt mỗi ngày 1 lần, khoảng 3 - 5 ngày sau đó triệu chứng sưng đau, tấy đỏ sẽ được cải thiện.

8. Dùng cây thù lù để hỗ trợ chữa ung thư

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy trong cây thù lù chứa một số hoạt chất giúp ức chế quá trình phát triển của các tế bào ác tính gây ung thư dạ dày, ung thư ruột kết, ung thư phổi… Bởi vậy cây thù lù có tác dụng gì còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, thực hiện bằng cách sắc thuốc uống hàng ngày từ 300 gam thù lù tươi, 100 gam thù lù khô, 20 gam bạch truật, hoàng cầm, cát cánh, huyền sâm, mạch môn mỗi loại 10 gam, 4gr cam thảo.

Một số lưu ý cần biết khi sử dụng cây thù lù chữa bệnh

Một số lưu ý cần biết khi sử dụng cây thù lù chữa bệnh

Như đã chia sẻ, chúng ta thấy rằng cây thù lù trị bệnh gì sẽ mang lại rất nhiều công dụng khác nhau đối với sức khỏe. Thế nhưng không phải vì vậy mà bạn có thể dùng cây thù lù một cách thoải mái, tùy tiện bởi điều này sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, bên cạnh việc tìm hiểu cây thù lù chữa bệnh gì thì người sử dụng cần lưu ý thêm một số vấn đề bao gồm:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng cây thù lù để điều trị bệnh, đặc biệt là với nhóm đối tượng trẻ em và phụ nữ đang mang thai phải thận trọng.

  • Dược liệu thù lù có thể bị tương tác và gây ra phản ứng nếu sử dụng chung với một số loại thuốc tân dược hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe, vì thế trường hợp này bạn cũng nên thông báo cho bác sĩ để xem xét có phù hợp dùng cây thù lù hay không.

  • Nếu sử dụng dược liệu thù lù tươi phải rửa sạch sẽ đồng thời ngâm cùng nước muối loãng trước giúp làm sạch đất cát, vi khuẩn, tránh gây hại cho cơ thể.

  • Tuyệt đối không được dùng cây thù lù nếu bị dị ứng với một trong các thành phần của loại dược liệu này, bên cạnh đó trong quá trình sử dụng nếu nhận thấy biểu hiện bất thường phải dừng lại ngay và đi khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Hy vọng rằng qua nội dung trên đây bạn đọc đã có thể tìm hiểu và hiểu rõ hơn cây thù lù trị bệnh gì, cây thù lù có tác dụng gì đối với sức khỏe. Ngoài việc nắm bắt cây thù lù chữa bệnh gì thì mọi người cũng đồng thời cần nắm được cách sử dụng như thế nào cho đúng nhằm mang lại hiệu quả, tốt nhất là tham khảo trước sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ. Chúc các bạn luôn có thật nhiều sức khỏe!

https://phongkhamphukhoa.edu.vn/

Đánh giá: 
Cây thù lù trị bệnh gì? Đặc điểm nhận biết và cách dùng
Điểm trung bình:  7.1 /  10 (  190 lượt đánh giá )
Chia sẻ:

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

Uu dai kham chua benh
Zalochat
facebookchat