Thống kinh là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị

Lượt xem: 3150

Thống kinh được nhiều chị em hiểu đơn giản là tình trạng bị đau bụng dưới dữ dội khi đến kỳ kinh hàng tháng. Hiện tượng này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, công việc của nữ giới mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Vậy thực chất thống kinh là gì, nguyên nhân gây thống kinh do đâu và có cách chữa thống kinh nào hiệu quả không? Nếu chị em đang có cùng những thắc mắc này về tình trạng thống kinh, hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp trong bài viết sau đây. 

Thống kinh là gì?

Ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới, sau khi trứng rụng nhưng không được thụ tinh thì lớp niêm mạc tử cung sẽ tự bong tróc và được đẩy ra bên ngoài cơ thể nữ giới được gọi là máu kinh. Việc tử cung co bóp để đẩy máu kinh ra bên ngoài sẽ có thể gây nên những cảm giác khó chịu với những cơn đau ở vùng bụng dưới trong những ngày đèn đỏ. Hầu hết nữ giới đều phải trải qua cảm giác này tuy nhiên mức độ cơn đau có thể âm ỉ, đau nhẹ, chỉ hơi nhói, không gây quá nhiều ảnh hưởng đến việc học tập, làm việc hàng ngày. Ở một số người cảm giác đau dữ dội hơn, xuất hiện nhiều cơn đau quặn, cơn đau xuất hiện từ vùng bụng dưới và có thể lan xuống đùi, vùng kín hoặc lan lên phía trên ngực thậm chí có thể gây kèm các biểu hiện bủn rủn tay chân, toát mồ hôi lạnh,... đây là các biểu hiện của thống kinh. 

Vậy thống kinh là gì, chúng ta có thể hiểu đây là hiện tượng tử cung có phản ứng co bóp quá mức để đẩy máu kinh ra bên ngoài gây nên những cơn đau bụng kinh dữ dội, vượt khả năng chịu đựng của nữ giới và gây ra những ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Thực tế không ít nữ giới đã từng hoặc đang gặp phải tình trạng bị thống kinh nhưng sẽ cam chịu, không đi thăm khám với các bác sĩ phụ khoa. 

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, thống kinh có 2 loại là thống kinh thứ phát và thống kinh nguyên phát với những triệu chứng, biểu hiện khác nhau:

  • Thống kinh nguyên phát kéo dài nhiều ngày, cơn đau bắt đầu từ vùng bụng dưới sau đó lan xuống đùi, vùng kín và cả phía sau lưng. Bên cạnh việc bị đau bụng thì chị em cũng có cảm giác bị đau đầu, căng vú, toát mồ hôi, tay chân bủn rủn, buồn nôn, ngất xỉu,.... Tuy nhiên cơn đau thống kinh nguyên phát thường chỉ xuất hiện trong một vài ngày đầu của kỳ kinh, khi lượng máu kinh giảm thì cơn đau cũng giảm dần và kết thúc vào cuối kỳ kinh. Thống kinh nguyên phát thường xảy ra nhiều hơn ở độ tuổi mới dậy thì cho đến dưới 30 tuổi.

  • Thống kinh thứ phát cũng gây ra những cơn đau bụng dữ dội nhưng sẽ xuất hiện từ 1 tuần trước khi tới kỳ kinh đến khi bạn không còn xuất hiện máu kinh nữa. Cơn đau này cũng có thể xuất hiện bất ngờ vào những thời điểm khác trong tháng. Thống kinh thứ phát được ghi nhận nhiều hơn ở phụ nữ đã trải qua rất nhiều chu kỳ kinh, thường là độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi. 

Dù là cơn đau thống kinh nguyên phát hay thứ phát thì chị em vẫn nên thăm khám với các bác sĩ sản phụ khoa để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây thống kinh và được tư vấn cách điều trị thống kinh hiệu quả. 

Thống kinh là gì?

Nguyên nhân gây thống kinh

Thực tế, hiện tại vẫn chưa thể có kết quả nghiên cứu chính xác để lý giải tại sao ở một số phụ nữ các cơn đau lại có xu hướng dữ dội, khó chịu hơn so với người bình thường. Tuy nhiên theo các bác sĩ nguyên nhân gây thống kinh nguyên phát có thể do các cơ ở thành tử cung co bóp quá mức khiến các cơ này bị thiếu oxy, dưỡng chất, các sản phẩm của chuyển hóa yếm khí sẽ gây ra các cơn đau dữ dội hơn. Một số ý kiến lại cho rằng việc cơ thể bị căng thẳng tột độ trong kỳ kinh dẫn đến các độc tố thần kinh được bài tiết ra gây nên cảm giác đau bụng kinh. 

Nguyên nhân gây thống kinh thứ phát chủ yếu sẽ liên quan đến các bệnh lý, chị em thường đột nhiên bị đau bụng kinh dữ dội sau nhiều năm không bị thống kinh. Lúc này bạn cần chú ý đến nguy cơ bị mắc một số bệnh lý tiềm ẩn sau đây:

  • Lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân gây thống kinh khi các mô niêm mạc tử cung bị lạc ra các vị trí của buồng trứng, ống dẫn trứng,... Đây là bệnh lý cần sớm điều trị bởi căn bệnh này có thể khiến chị em bị vô sinh nếu không được điều trị sớm. 

  • Cổ tử cung bị hẹp cũng gây cản trở dòng chảy của kinh nguyệt, áp suất bên trong tử cung tăng lên khiến chị em có cảm giác bị đau bụng dưới khó chịu. Tuy đây là trường hợp hiếm gặp nhưng bạn cũng không nên chủ quan, hãy thăm khám sớm khi bị thống kinh. 

  • Viêm vùng chậu khiến tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng bị vi khuẩn tấn công gây nhiễm từ đó gây ra những cơn đau bụng dưới dữ dội, cơn đau quặn, co rút trong những ngày hành kinh. 

  • Polyp tử cung, u xơ tử cung phát triển cũng khiến chị em gặp tình trạng bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt mà triệu chứng điển hình là thống kinh và rong kinh. 

  • Hội chứng tiền kinh nguyệt cũng gây nên tình trạng nữ giới bị đau bụng dưới từ 1 đến 2 tuần trước khi đến kỳ kinh nhưng sẽ chấm dứt khi kinh nguyệt xuất hiện. 

  • Ngoài ra còn có một số bệnh lý khác như viêm tử cung, u nang buồng trứng, ung thư tử cung hoặc tình trạng đặt vòng tránh thai không đúng cách cũng có thể gây nên cơn đau bụng kinh dữ dội ở nữ giới.

Để xác định rõ tình trạng thống kinh bạn đang gặp phải là nguyên phát hay thứ phát, nguyên nhân thống kinh do đâu thì bạn cần thăm khám để các bác sĩ kiểm tra, làm các xét nghiệm, siêu âm từ đó có kết luận chính xác và đưa ra những cách điều chỉnh giúp giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả. 

Triệu chứng thống kinh là gì

Cách chữa thống kinh hiệu quả

Làm thế nào để giảm cơn đau bụng kinh dữ dội, chị em hãy tham khảo ngay những cách chữa thống kinh dưới đây nhé. 

Cách chữa thống kinh tại nhà

Tình trạng đau bụng kinh phổ biến ở nữ giới vì vậy không ít chị em sau nhiều chu kỳ bị thống kinh đã tìm ra cách để cơ thể thích nghi với những khó chịu mà tình trạng thống kinh gây ra. Một số phương pháp giúp giảm cơn đau bụng kinh đã được nhiều chị em áp dụng và cho hiệu quả tốt bao gồm:

  • Chườm nóng bụng dưới: Chườm nóng là một phương pháp giúp giảm đau bụng kinh khá hữu hiệu và rất đơn giản. Bạn có thể mua túi chườm sẵn hoặc sử dụng các bình thủy tinh cho nước nóng vừa đủ, đóng chặt nắp và quấn thêm một lớp khăn để hạn chế tình trạng bị bỏng da vùng bụng sau đó chườm qua lại ở vùng bụng dưới. 

  • Mát xa bụng với tinh dầu: Việc dùng tay mát xa ở bụng dưới, vùng lưng cũng giúp cơ thể thư giãn hơn, giảm những cơn co bóp tử cung từ đó giúp chị em giảm những khó chịu do tình trạng thống kinh mang lại. Bạn cần đặt tay ở hai bên rốn và thực hiện xoa vòng tròn phần bụng dưới theo chiều kim đồng hồ. Lặp lại liên tục động tác mát xa này bạn sẽ thấy hiệu quả cải thiện cơn đau bụng kinh đáng kể. Để tăng thêm hiệu quả bạn có thể kết hợp dùng thêm với các loại tinh dầu kinh giới, oải hương hoặc tinh dầu cây xô thơm,...

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống những ngày đèn đỏ: Ngoài việc chườm ấm hay mát xa thì trong những ngày đèn đỏ để giúp giảm những khó chịu do thống kinh chị em cũng nên quan tâm đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng. Những ngày này nữ giới thường cảm giác ăn ít ngon miệng nhưng bạn vẫn cần tăng cường cho mình các sản phẩm có chứa kẽm, magie, các loại vitamin nhóm A, Nhóm B, vitamin E, các thực phẩm bổ sung omega - 3,... Đồng thời cần loại bỏ các sản phẩm có thể khiến tình trạng thống kinh thêm nghiêm trọng như rượu bia, thuốc lá, các món ăn có tính hàn, thực phẩm lạnh, thực phẩm có vị chua,...

  • Dùng thuốc: Trong một số trường hợp cơn đau thống kinh quá khó chịu chị em có thể sử dụng thuốc không kê đơn để làm giảm cơn đau. Tuy nhiên bạn chỉ nên uống theo chỉ dẫn của bác sĩ và các dược sĩ, tuyệt đối không tự ý tìm hiểu về các sản phẩm thuốc giảm đau bụng kinh và sử dụng sẽ để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn đặc biệt là thuốc tránh thai. 

Cách chữa bệnh thống kinh là gì

Thăm khám tình trạng thống kinh

Các phương pháp chữa thống kinh tại nhà tuy có thể cho hiệu quả giảm thống kinh tốt nhưng thường chỉ có tác dụng tốt trong các trường hợp bị thống kinh nguyên phát và ở những chu kỳ kinh tiếp theo bạn vẫn có thể bị tình trạng này lặp lại. Khi có những triệu chứng thống kinh xuất hiện, chị em không nên chủ quan bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Bạn cần sớm thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu đúng nguyên nhân gây thống kinh do bệnh lý nào, từ đó có hướng điều trị căn nguyên triệt để, chấm dứt tình trạng bị thống kinh. 

Tại Hà Nội khi có những biểu hiện thống kinh chị em có thể di chuyển tới địa chỉ 380 Xã Đàn để được các bác sĩ phụ khoa giỏi tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh thăm khám, kiểm tra nguyên nhân gây thống kinh cụ thể. Đây là cơ sở phòng khám phụ khoa tư nhân uy tín đã có 8 năm chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ giới ở thủ đô và được chị em đánh giá phản hồi tốt. Không chỉ có chất lượng khám chữa bệnh tốt mà chất lượng dịch vụ của phòng khám cũng được đánh giá cao, môi trường thăm khám sạch sẽ, khang trang. Để giúp chị em chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian thăm khám thì phòng khám có triển khai hệ thống tổng đài …. hỗ trợ đặt lịch sớm và tư vấn, giải đáp các vấn đề phụ khoa chị em đang gặp phải. Mặc dù là phòng khám tư nhân nhưng cơ sở này được đánh giá là phòng khám phụ khoa có chi phí thăm khám hợp lý, nếu bạn đang gặp tình trạng thống kinh thì có thể yên tâm thăm khám, điều trị tại cơ sở này. 

Thống kinh là gì, nguyên nhân và cách chữa tình trạng này ra sao, hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc này. Nếu bạn đang gặp tình trạng thống kinh hoặc các rối loạn kinh nguyệt khác như chậm kinh, mau kinh, máu kinh vón cục, cường kinh, thiểu kinh, rong kinh,... hãy liên hệ ngay với các chuyên gia tư vấn qua tổng đài 0366.655.466 để được hỗ trợ kịp thời nhất.

Đánh giá: 
Thống kinh là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị
Điểm trung bình:  7.9 /  10 (  247 lượt đánh giá )
Chia sẻ:

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

Uu dai kham chua benh
Zalochat
facebookchat