Bệnh giang mai là gì? dấu hiệu, biểu hiện và cách chữa trị

Lượt xem: 3876

Ở chuyên mục bệnh xã hội, cụ thể là bệnh giang mai, chúng tôi hay nhận được những thắc mắc của hầu hết các bệnh nhân như: Bệnh giang mai là bệnh gì? Dấu hiệu của bệnh giang mai thế nào? Bệnh giang mai có chữa được không? Có những cách chữa bệnh giang mai nào?,... Giang mai là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm có tác động không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Chính vì thế, mỗi người cần chủ động trang bị cho mình kiến thức về các bệnh xã hội để có thể tự bảo vệ chính bản thân. Bài viết xin chia sẻ những thông tin hữu ích về các triệu chứng giang mai và cách chữa trị bệnh giang mai.

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai là bệnh gì? Nguyên nhân bệnh giang mai được biết đến là do vi khuẩn Treponema Pallidum gây nên. Loại xoắn khuẩn giang mai này với cấu trúc xoắn nhiều vòng như lò xo, khoảng 8 - 14 vòng xoắn, dài khoảng 8 - 20 micromet. Chúng tấn công vào máu và hệ bạch huyết để gây bệnh sau khi người bệnh bị nhiễm mầm vi khuẩn. Xoắn khuẩn giang mai sẽ bị tiêu diệt bởi các chất diệt khuẩn, xà phòng, iot, thủy ngân,... 

Bệnh giang mai lây qua đường nào? Đây là căn bệnh nhiễm trùng lây truyền chủ yếu qua việc quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài việc lây qua giao hợp tình dục thông thường qua đường âm đạo, loại xoắn khuẩn giang mai này còn có thể lây nhiễm khi quan hệ bằng miệng, gây giang mai ở miệng hoặc cũng có thể lây qua đường quan hệ bằng hậu môn. Không những thế, xoắn khuẩn giang mai có trong các tổn thương niêm mạc, hạch, săng giang mai,... cũng có khả năng lây bệnh khi người bình thường tiếp xúc với các vết thương này của người mang mầm bệnh. Chưa dừng lại ở đó, bệnh cũng lây truyền cho người qua đường truyền máu, sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc qua việc sử dụng gián tiếp các đồ dùng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, khăn tắm, kìm cắt móng,... Phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai thì tỉ lệ lây truyền qua cho trẻ sơ sinh sau khi đẻ thường là rất cao, nhiều trường hợp khuẩn giang mai còn làm cho thai nhi bị dị tật, sinh non, sảy thai,... Chính vì thế, các mẹ bầu cần có lịch khám thai định kỳ kết hợp kiểm tra, xét nghiệm bệnh sinh dục nhằm có biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Bệnh giang mai là gì?

Theo các khảo sát y tế ở Mỹ cho thấy tỷ lệ bệnh giang mai ở nữ giới đang có xu hướng giảm, tuy nhiên bệnh giang mai ở nam giới lại có dấu hiệu tăng lên, nhất là ở những đối tượng phát sinh quan hệ tình dục đồng giới. 

Đa số những người có phát sinh quan hệ tình dục đều có khả năng mắc phải vi khuẩn giang mai, tuy nhiên những đối tượng có nguy cơ cao bị giang mai được kể đến đó là:

  • Đối tượng quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn như dùng bao cao su.

  • Đối tượng giao hợp tình dục với nhiều bạn tình, đồng thời cũng không nắm rõ về tình sử của các bạn tình.

  • Đối tượng có phát sinh quan hệ đồng tính nam

  • Đối tượng bị nhiễm HIV cũng là những bệnh nhân có khả năng cao nhiễm phải xoắn khuẩn giang mai. 

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh giang mai

Cũng như những căn bệnh xã hội khác, bệnh giang mai không bộc lộ ngay các triệu chứng rõ rệt ra bên ngoài. Thời gian ủ bệnh giang mai trung bình vào khoảng 3 - 4 tuần, độ khoảng 9 - 90 ngày. Chính vì thế, người bệnh cần lưu ý những dấu hiệu giang mai để kịp thời xử lý và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng. Theo các chuyên gia, bệnh giang mai được chia làm 2 giai đoạn khác nhau căn cứ vào tình trạng cũng như những biểu hiện của giang mai:

1. Giang mai sớm:

  • Bệnh giang mai giai đoạn đầu:

Ở giai đoạn đầu, cơ thể bệnh nhân vẫn chưa xuất hiện những biểu hiện giang mai nào bất thường, tuy nhiên đây được xem là giai đoạn dễ lây nhiễm vi khuẩn nhất. Giai đoạn chính của bệnh là khoảng từ 9 - 90 ngày, biểu hiện của bệnh giang mai sẽ xuất hiện trên cơ thể bệnh nhân với vết loét nhỏ, hình tròn, đây chính là săng giang mai. Săng giang mai tuy không đau nhưng khả năng lây nhiễm của nó khá cao. Vết loét này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Dấu hiệu bệnh giang mai ở nam giới là săng giang mai sẽ xuất hiện ở khu vực dương vật, bìu, hậu môn,... Biểu hiện bệnh giang mai ở nam được cho là dễ nhận biết hơn ở nữ giới, người bệnh có thể bỏ qua sự xuất hiện của săng. Nếu bệnh nhân bỏ qua thời gian điều trị bệnh giang mai này (khoảng 4 - 8 tuần sau khi xuất hiện tổn thương), bệnh sẽ phát triển sang giai đoạn 2 nặng hơn.

  • Bệnh giang mai giai đoạn 2:

Đây cũng được cho là thời điểm lây nhiễm cao của bệnh giang mai. Ở thời điểm này, triệu chứng của bệnh giang mai dễ khiến người bệnh lầm tưởng là triệu chứng của việc dị ứng hoặc bệnh vảy nến. Các nốt phát ban sẽ xuất hiện trên da người bệnh ở vị trí lòng bàn tay, bàn chân hoặc bất kỳ vị trí nào trên da và kèm theo đó là triệu chứng đau họng. Các biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn 2 khác nữa được kể đến là: mệt mỏi, đau nhức người, sụt cân, rụng tóc, đau khớp, sưng hạch bạch huyết,... Các dấu hiệu giang mai thần kinh khác cũng có thể xuất hiện ở người bệnh như: điếc một bên (do viêm tai giữa), viêm màng bồ đào, viêm màng não, ảnh hưởng dây thần kinh mắt. Triệu chứng bệnh giang mai ở thời kỳ này có khả năng sẽ biến mất, tuy nhiên, nếu bệnh nhân không kịp thời điều trị, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn khác và tấn công vào phủ tạng.   

  • Giang mai tiềm ẩn:

Đây là giai đoạn mà bệnh nhân sẽ không cảm thấy có biểu hiện giang mai lâm sàng nào. Bệnh nhân chỉ có thể phát hiện bệnh khi xét nghiệm huyết thanh. Giang mai tiềm ẩn được chia làm tiềm ẩn sớm và tiềm ẩn trễ. 

2. Giang mai muộn:

  • Giang mai giai đoạn 3:

Đây là giai đoạn bệnh nhân sẽ gặp phải những biến chứng khác nhau nếu không được điều trị từ trước: gôm ở da, ở xương hay ở tim mạch, nội tạng và thần kinh,... Xoắn khuẩn giang mai thời kỳ này đã xâm nhập vào phủ tạng, không còn ở da hay niêm mạc vết thương nên bệnh nhân không có khả năng lây nhiễm giang mai sang cho bạn tình.

Cách chữa trị bệnh giang mai hiệu quả

Nhiều người lo lắng đặt ra câu hỏi bệnh giang mai có chữa được không hay phương pháp điều trị bệnh giang mai thế nào hiệu quả. Bệnh giang mai có thể dễ điều trị nếu bệnh nhân kịp thời phát hiện bệnh và xử lý ngay trong giai đoạn đầu của bệnh. Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ lập phác đồ điều trị giang mai phù hợp với từng thể trạng của bệnh nhân. Đây cũng là thời điểm mà kháng sinh điều trị giang mai có tác dụng tốt và hiệu quả.

Cách chữa trị bệnh giang mai hiệu quả

Xem thêm: 

Căn bệnh này nếu không được phát hiện và có cách điều trị bệnh giang mai kịp thời có thể gây ra những biến chứng khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan nội tạng của cơ thể như não bộ, tim mạch, hệ thần kinh, máu huyết,... Không những thế, bệnh còn làm tăng khả năng mắc phải hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS), thậm chí gây tử vong. 

Thông thường, điều trị giang mai giai đoạn 1 hay điều trị giang mai giai đoạn 2 thì bác sĩ cũng sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh, tùy theo tình trạng và mức độ bệnh mà thuốc sẽ được tăng liều để giúp kiểm soát được sự phát triển của xoắn khuẩn gây bệnh. Bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế uy tín để được khám bệnh giang mai và có cách chữa trị giang mai hợp lý từ các bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân cũng không nên tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị tại nhà vì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bản thân.

Bệnh giang mai và cách điều trị ở phụ nữ mang thai thế nào? Trường hợp này, bác sĩ cũng sẽ tiến hành lập phác đồ điều trị giang mai và chỉ định bệnh nhân sử dụng kháng sinh.

Bên cạnh những thông tin về cách điều trị giang mai mà bài viết đã chia sẻ, sau đây là những cách phòng ngừa bệnh giang mai mà ai cũng cần biết để chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của như cuộc sống sinh hoạt tình dục của bản thân mình:

  • Một trong những cách trị giang mai để ngăn ngừa mầm bệnh đó là quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với một bạn tình, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. 

  • Cách chữa giang mai hiệu quả để ngăn ngừa mầm bệnh đó là không nên sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người khác như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kềm cắt móng, đồ lót, khăn tắm,... để tránh việc lây mầm bệnh gián tiếp.

  • Các bạn cũng nên tăng cường tập thể dục, tích cực bổ sung chất dinh dưỡng một cách đầy đủ và khoa học, tránh lo âu, stress, giữ tâm trạng và cảm xúc luôn được lạc quan tích cực. Điều này góp phần không nhỏ tạo nên một hàng rào miễn dịch chắc chắn để cơ thể chống lại bệnh tật.

  • Các chuyên gia nam khoa, phụ khoa khuyên rằng cả nam và nữ giới đều cần thăm khám sức khỏe sinh sản định kỳ 6 tháng/ lần để có thể kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.

  • Thai phụ cần kiểm tra tổng quát và làm các xét nghiệm bệnh xã hội định kỳ để nhằm đảm bảo sự an toàn cho kỳ thai sản. Trường hợp phát hiện ra bị mắc phải bệnh giang mai trước khi sinh nở, thai phụ cần thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để có phương án điều trị bệnh kịp thời.

Bài viết đã chia sẻ những thông tin hữu ích để giải đáp cho câu hỏi Bệnh giang mai là gì? dấu hiệu, biểu hiện và cách chữa trị hiệu quả. Hy vọng qua bài viết, bệnh nhân sẽ có thêm những kiến thức để chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe chính mình. Mọi thắc mắc cần được giải đáp xin vui lòng liên hệ số điện thoại 0366.655.466 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám cụ thể, kịp thời.

Đánh giá: 
Bệnh giang mai là gì? dấu hiệu, biểu hiện và cách chữa trị
Điểm trung bình:  7.7 /  10 (  313 lượt đánh giá )
Chia sẻ:

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

Uu dai kham chua benh
Zalochat
facebookchat