Viêm niệu đạo: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Lượt xem: 2460

Viêm niệu đạo là gì ?

Viêm niệu đạo là sự viêm ống dẫn tiểu. Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, tại dương vật, niệu đạo cũng là đường ra khỏi cơ thể của tinh dịch.

Viêm niệu đạo

Đau khi đi tiểu là triệu chứng chính của viêm niệu đạo. Viêm niệu đạo thường do nhiễm vi khuẩn gây ra và thường có thể được chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh.

Nguyên nhân bệnh Viêm niệu đạo

Hầu hết nguyên nhân viêm niệu đạo đều là do vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo từ da xung quanh lỗ niệu đạo ở phía đầu dương vật hay âm đạo. Vi khuẩn thường gây viêm niệu đạo bao gồm:

E.coli và các vi khuẩn khác có trong phân

Neisseria gonorrhoeae còn được gọi là Gonococcus, hoặc Gonococci là một loài vi khuẩn Gram âm, lây truyền qua đường tình dục và gây ra bệnh lậu.

Nhiễm Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) thường gặp, gây ra bởi vi khuẩn Chlamydia trachomatis.

Virus herpes simplex (HSV-1 và HSV-2) cũng có thể gây viêm niệu đạo. Trichomonas là một nguyên nhân khác của viêm niệu đạo. Nó là một sinh vật đơn bào được truyền qua đường tình dục.

Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như lậu và chlamydia thường bị giới hạn ở niệu đạo, nhưng chúng có thể lan tới cơ quan sinh sản của phụ nữ, gây ra bệnh viêm vùng chậu (pelvic inflammatory disease).

Ở nam giới, lậu và chlamydia đôi khi gây ra viêm mào tinh hoàn, nhiễm trùng mào tinh hoàn, viêm vùng chậu (pelvic inflammatory disease) và có nguy cơ có thể dẫn đến vô sinh.

Viêm niệu đạo thường gây nên bởi các sự nhiễm trùng qua đường sinh dục (sexually transmitted infections, viết tắt STIs) như bệnh lậu, bệnh chlamydia, hoặc bởi siêu vi trùng bệnh viêm da (herpes simplex). Các trường hợp này được thấy nhiều hơn ở nam giới trẻ tuổi và có hoạt động tình dục. Các vi sinh vật khác không lây nhiễm qua đường sinh dục cũng có thể gây nhiễm trùng niệu đạo. Ví dụ như vi khuẩn bình thường sinh sống ở cơ quan sinh dục có thể gây nhiễm trùng niệu đạo. Đôi khi nhiễm trùng bàng quang hoặc tuyến tiền liệt (prostate) hoặc các phẫu thuật đường tiết niệu có thể dẫn đến viêm niệu đạo.

Triệu chứng bệnh Viêm niệu đạo

Triệu chứng chính của viêm niệu đạo là đau khi đi tiểu (khó đi tiểu). Ngoài đau, các triệu chứng viêm niệu đạo bao gồm:

Người bệnh thường xuyên cảm thấy cần đi tiểu hoặc khẩn cấp

Khó để bắt đầu đi tiểu

Viêm niệu đạo cũng có thể gây ngứa, đau hoặc khó chịu khi một người người không đi tiểu được.

Đau khi quan hệ

Ở nam giới, có máu trong tinh dịch hoặc nước tiểu

Chất dịch trong hoặc có màng nhầy tiết ra từ dương vật hoặc âm đạo

Những người bị viêm niệu đạo có thể bị đỏ hoặc bị sưng ở đầu dương vật

Cảm giác đau hoặc rát bỏng khi tiểu tiện

Bị ngứa hoặc khó chịu ở niệu đạo – ống dẫn tiểu

Biến chứng của viêm niệu đạo

Thuốc thường có thể điều trị viêm niệu đạo khỏi nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng không được điều trị, thì có thể dẫn tới kéo dài thời gian điều trị và làm cho bệnh nghiêm trọng hơn. Ví dụ, nhiễm trùng có thể lan sang các phần khác của đường tiết niệu, bao gồm niệu quản, thận và bàng quang. Mặc dù chúng có thể được điều trị bằng các đợt kháng sinh liều cao hơn, nhưng chúng có thể gây tổn thương cho các cơ quan nếu không được điều trị nhanh chóng. Những nhiễm trùng không được điều trị cũng có thể lan đến máu và dẫn đến nhiễm trùng huyết, và cuối cùng có thể gây tử vong.

Ngoài ra, STI thường xuyên gây viêm niệu đạo có thể làm hỏng hệ thống sinh sản. Viêm niệu đạo ở nữ giới có thể dẫn tới bệnh viêm vùng chậu (PID), gây đau đớn và có thể dẫn đến vô sinh, đau vùng chậu liên tục hoặc đau khi quan hệ tình dục. Phụ nữ mắc STI không được điều trị cũng có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn, có thể đe dọa đến tính mạng.

Viêm niệu đạo ở nam giới có thể bị viêm đau hoặc nhiễm trùng tuyến tiền liệt, hoặc hẹp một phần của niệu đạo do sẹo, dẫn đến đi tiểu đau. Vì những lý do này, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt có bất kỳ triệu chứng nào của viêm niệu đạo.

Đường lây truyền bệnh Viêm niệu đạo

Các vi sinh vật lây qua đường sinh dục gây viêm niệu đạo lây qua quan hệ tình dục bằng miệng, giao hợp ở âm đạo hoặc hậu môn mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ.

Đối tượng nguy cơ bệnh Viêm niệu đạo

Bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) có thể làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng niệu đạo. STI có thể dẫn đến viêm niệu đạo bao gồm lậu, chlamydia và mycoplasma bộ phận sinh dục.

Thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm niệu đạo ở một số người bao gồm:

Thực phẩm và đồ uống có chứa caffeine

Thức ăn nóng hoặc cay

Rượu

Các sản phẩm xà phòng có mùi thơm có thể gây kích ứng cho niệu đạo. Hóa chất trong xà phòng, các sản phẩm vệ sinh cá nhân và các biện pháp tránh thai có thể chứa các hóa chất gây kích thích niệu đạo ở một số người. Chúng có thể bao gồm:

Xà phòng thơm, sữa tắm và sữa tắm bong bóng

Thuốc xịt vệ sinh phụ nữ hoặc thụt rửa

Sản phẩm vệ sinh

Gel ngừa thai

Bao cao su

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Đôi khi có thể tái mắc viêm niệu đạo sau khi trước đó người bệnh đã bị nhiễm trùng tiểu. Điều này là do niệu đạo rất nhạy cảm trong quá trình hồi phục sau khi bị nhiễm trùng.

Quan hệ tình dục

Hoạt động tình dục thô bạo có thể làm hỏng niệu đạo, đặc biệt là ở phụ nữ, dẫn tới nguy cơ mắc viêm niệu đạo.   

Các yếu tố nguy cơ khác của hội chứng niệu đạo có thể bao gồm:

Quan hệ tình dục mà không có bao cao su

Có tiền sử mắc STI

Nhiễm khuẩn ở bàng quang hoặc thận

Dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch

Vấn đề về cấu trúc giải phẫu, chẳng hạn như niệu đạo hẹp

Phụ nữ đã sinh nhiều con cũng có thể có nguy cơ mắc viêm niệu đạo cao hơn.

Phòng ngừa bệnh Viêm niệu đạo

Nhiều vi khuẩn gây viêm niệu đạo có thể truyền sang người khác thông qua quan hệ tình dục, do đó, thực hành quan hệ tình dục an toàn là một biện pháp phòng ngừa quan trọng. Các mẹo dưới đây có thể giúp giảm nguy cơ mắc viêm niệu đạo:

Tránh quan hệ với nhiều người.

Sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục.

Khám sức khỏe định kỳ

Bảo vệ người khác. Nếu phát hiện ra bản thân bị các bệnh lây qua đường tình dục, hãy thông báo cho những người khác cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng.

Bên cạnh các thực hành tình dục an toàn hơn, có nhiều cách khác để nâng cao sức khỏe đường tiết niệu tốt. Điều này có thể làm giảm nguy cơ viêm niệu đạo và một số bệnh khác ảnh hưởng đến bộ phận này của cơ thể. Uống nhiều nước và hãy tạo thói quen đi tiểu ngay sau khi giao hợp. Tránh thực phẩm có tính axit. Ngoài ra, tránh tiếp xúc với chất diệt tinh trùng, đặc biệt nếu đã biết chúng gây kích thích niệu đạo.

Làm thế nào để tôi có thể giảm thiểu rủi ro bị bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục (STI)?

Quan hệ tình dục an toàn hơn bằng cách dùng bao cao su, khi dùng đúng cách, bao cao su dành cho nam giới và bao cao su dành cho nữ giới giúp ngăn ngừa việc lây lan nhiều bệnh nhiễm trùng qua đường sinh dục khi làm tình ở âm đạo, hậu môn và bằng miệng. Bao cao su ít có hiệu quả bảo vệ chống lại các bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục truyền lây qua sự tiếp xúc giữa da với da, chẳng hạn như siêu vi trùng bệnh viêm da (herpes simplex), các mụn cóc ở bộ phận sinh dục (siêu vi trùng papilloma ở người (human papillomavirus, viết tắt HPV)), và bệnh giang mai (khi có sự hiện diện của các vết lở loét).

Điều quan trọng nên nhớ khi dùng bao cao su:

  1. Kiểm tra túi đựng bao cao su xem có bị rách hay không. Không dùng bao cao su đã bị rách hoặc thủng.
  2. Kiểm tra ngày hết hạn. Không dùng bao cao su đã hết hạn sử dụng.
  3. Mở túi đựng cẩn thận để bao cao su không bị rách.
  4. Không dùng bao cao su đã bị rách.
  5. Để bao cao su tránh xa các vật bén nhọn chẳng hạn như nhẫn, hoa tai, hoặc các vật xỏ lỗ trên cơ thể
  6. Bảo quản bao cao su ở nhiệt độ trong phòng
  7. Dùng một bao cao su mới mỗi khi quan hệ tình dục.
  8. Không dùng lại các bao cao su cũ
  9. Không dùng 2 bao cao su cùng một lúc. Dùng 2 bao cao su chung với nhau có thể dẫn đến việc bao cao su bị vỡ.
  10. Chỉ dùng các chất bôi trơn có gốc nước với các bao cao su bằng nhựa latex dùng bao cao cao su dành cho nam giới. Các chất bôi trơn có gốc dầu, chẳng hạn như keo đông làm từ dầu hỏa (petroleum jelly), thuốc bôi ngoài da hoặc dầu thoa da em bé, có thể làm giãn và làm hỏng nhựa latex.
  11. Chất bôi trơn có gốc nước hoặc dầu có thể được dùng với các bao cao su polyurethane/nitrile
  12. Chỉ dùng các bao cao su nào làm bằng nhựa latex hoặc bằng nhựa polyurethane/nitrile/polyisoprene. Các bao cao su bằng latex và polyurethane là các loại bao cao su tốt để giúp ngừa thai và các bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục. (Các bao cao su làm bằng da cừu con hoặc cừu có thể giúp ngừa thai nhưng không có tác dụng tốt như các bao cao su làm bằng nhựa latex hoặc polyurethane để ngừa các bệnh lây qua đường sinh dục)
  13. Tránh dùng các bao cao su với thuốc diệt tinh trùng có chứa nonoxynol-9 (N-9). Nó có thể gây khó chịu cho da và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục (STI).

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm niệu đạo

Người bệnh có thể được chẩn đoán viêm niệu đạo khi bác sĩ lấy tiền sử bệnh và hỏi về các triệu chứng hiện tại. Nếu người bệnh cảm thấy đau khi đi tiểu, bác sĩ có thể cho rằng người bệnh đã có nhiễm trùng đường tiết niệu và có thể được điều trị bằng kháng sinh ngay trong khi chờ kết quả xét nghiệm.

Các xét nghiệm có thể giúp bác sĩ xác nhận chẩn đoán viêm niệu đạo và nguyên nhân dẫn đến bệnh, bao gồm:

Khám thực thể, bao gồm bộ phận sinh dục, bụng và trực tràng

Xét nghiệm nước tiểu tìm vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra bệnh lậu, chlamydia hoặc vi khuẩn khác

Kiểm tra các chất dịch bất thường từ niệu đạo dưới kính hiển vi

Xét nghiệm máu thường không cần thiết cho chẩn đoán viêm niệu đạo. Nhưng xét nghiệm máu có thể được thực hiện trong một số người bệnh nghi ngờ mắc các bệnh lây qua đường tình dục như HIV/AIDS.

Các biện pháp điều trị bệnh Viêm niệu đạo

Thuốc kháng sinh có thể điều trị khỏi viêm niệu đạo do vi khuẩn bằng nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau. Thông thường, các sinh vật chính xác gây viêm niệu đạo không thể được xác định, tuy nhiên, bác sĩ có thể kê toa một hoặc nhiều loại kháng sinh kết hợp với nhau có khả năng chữa nhiễm trùng nếu có.

Viêm niệu đạo gây nên bởi vi khuẩn có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Để việc điều trị được hiệu quả, người bệnh nên tuân thủ các chỉ dẫn điều trị một cách cẩn thận, và nếu được cho uống thuốc, hãy uống hết tất cả số thuốc được cho. Nếu nhiễm trùng lây qua đường sinh dục thì những người bạn tình nên được kiểm tra và điều trị. Trong quá trình điều trị người bệnh không nên quan hệ tình dục bằng miệng, qua âm đạo hoặc hậu môn trong thời gian 7 ngày sau khi người bệnh và (những) bạn tình của người bệnh bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Nếu người bệnh và (những) bạn tình của người bệnh không hoàn tất việc điều trị, bỏ sót thuốc không uống hoặc quan hệ trong thời gian điều trị mà không có biện pháp bảo vệ, thì nguy cơ tái nhiễm trùng có thể xảy ra hoặc có thể người bệnh truyền sang vi khuẩn cho người khác.

Để biết thêm thông tin hoặc đặt lịch thăm khám, tư vấn, điều trị xin vui lòng liên hệ:

Phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh ưu đãi gói khám bệnh chỉ 280k

✅Địa chỉ: Số 380 Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội

✅Giờ làm việc tại phòng khám từ 8h00 – 20h00 (mọi ngày trong tuần)

Đánh giá: 
Viêm niệu đạo: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Điểm trung bình:  8.5 /  10 (  158 lượt đánh giá )
Chia sẻ:

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

Uu dai kham chua benh
Zalochat
facebookchat