Thai lưu là gì? Dấu hiệu nguyên nhân và cách chữa

Lượt xem: 3018

Thai lưu là gì, nguyên nhân và dấu hiệu thai lưu, thai lưu có nguy hiểm không, có cứu được không… là những câu hỏi băn khoăn, nỗi lo lắng của rất nhiều chị em phụ nữ. Biến cố thai chết lưu không chỉ tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến hàng loạt biến chứng khó lường, mà bên cạnh đó còn ảnh hưởng tiêu cực đối với tâm lý, tinh thần của thai phụ. Do vậy, mỗi người nên chủ động trang bị cho mình kiến thức về nguyên nhân thai lưu, biểu hiện cũng như cách xử lý an toàn hiệu quả để can thiệp kịp thời nếu không may mắn gặp phải. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tình trạng thai lưu qua những chia sẻ của bác sĩ Phòng khám Hưng Thịnh sau đây.

Thai lưu là gì? Nhận biết các dấu hiệu thai lưu

Bác sĩ Trần Thị Thành (BS. CKI Sản phụ khoa Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh) giải đáp: “Thai lưu (hay còn được gọi là thai chết lưu) được định nghĩa là hiện tượng thai nhi do gặp phải một nguyên nhân, biến cố nào đó mà bị dừng phát triển, mất đi khi chưa được sinh ra mà vẫn ở trong bụng mẹ, xảy ra kể từ sau tuần thứ 20 trở đi của thai kỳ”.

Nói như vậy có nghĩa là những trường hợp thai ngừng phát triển trước 20 tuần tuổi sẽ không phải thai lưu mà gọi là sảy thai. Mặc dù cả sảy thai và thai lưu đều sử dụng để mô tả về tình trạng thai mất trước khi sinh, tuy nhiên nữ giới vẫn cần trang bị những kiến thức đúng đắn, phân biệt rõ ràng để giảm thiểu tối đa những rủi ro không đáng có.

Thai lưu là gì?

Căn cứ vào số tuần tuổi mà tình trạng thai lưu sẽ được chia thành 3 trường hợp như sau:

  • Trường hợp 1: Thai lưu sớm khi tuổi thai mới chỉ được từ 20 cho đến 27 tuần.

  • Trường hợp 2: Thai chết lưu muộn là khi thai đạt từ 28 đến 36 tuần tuổi.

  • Trường hợp 3: Thai lưu không đủ tháng nếu như tuổi thai đạt 37 tuần trở lên.

Vậy thai lưu có biểu hiện gì, liệu có nhận biết được hay không? Để có thể giải quyết một cách kịp thời với phương pháp phù hợp, chị em phụ nữ hãy lưu ý theo dõi sức khỏe thai kỳ và cần thận trọng nếu nhận thấy một số dấu hiệu thai lưu như dưới đây:

  • Nếu như trong thai kỳ mẹ bầu đột ngột xuất hiện triệu chứng chảy máu từ âm đạo bất thường hoặc thấy tiết ra dịch sẫm màu thì rất có thể đang cảnh báo tình trạng thai lưu. Thế nhưng bên cạnh đó cũng có một vài trường hợp dấu hiệu thai lưu không ra máu khiến cho việc nhận biết gặp nhiều khó khăn hơn.

  • Thai nhi bỗng dưng giảm tần suất cử động một cách đáng kể, hay bà bầu thậm chí là không còn cảm thấy sự chuyển động của thai, không thấy thai máy chứng tỏ rằng nguy cơ cao thai đã ngừng phát triển. Bởi thực tế khi đạt trên 20 tuần tuổi thì những cử động của thai nhi đã rõ rệt hơn, ngày càng gia tăng theo thời gian nên người mẹ dễ cảm nhận được.

  • Xuất hiện các cơn đau bụng, mức độ nặng nhẹ ở từng người có thể không giống nhau kèm theo co cứng và khó chịu ở bụng, đặc biệt nếu như thai lưu để lâu gây nhiễm trùng sẽ khiến cho thai phụ đau bụng dữ dội.

  • Những dấu hiệu thai lưu khác: Sốt cao, người mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, hoa mắt chóng mặt, đau lưng nặng, chuột rút, ngực không còn căng, khi đi khám thấy chiều cao của tử cung không tiếp tục tăng hoặc bị giảm, không nghe thấy tim thai…

Nguyên nhân thai lưu thường gặp

Các chuyên gia cho biết nguyên nhân gây thai chết lưu khá đa dạng, có thể bắt nguồn từ phía bố mẹ, do thai nhi gặp vấn đề hoặc những bất thường ở phần phụ của thai. Tuy nhiên, theo nhiều con số thống kê cũng cho thấy không ít trường hợp không thể xác định chính xác thai lưu xảy ra do đâu. Cụ thể, những nguyên nhân gây thai lưu và các yếu tố nguy cơ phổ biến dẫn đến tình trạng này bao gồm:

Nguyên nhân thai lưu về phía bố mẹ

Nguyên nhân thai lưu thường gặp

  • Mẹ bầu mắc những bệnh liên quan đến nhiễm trùng virus Rubella, vi khuẩn, hoặc các bệnh xã hội như sùi mào gà, giang mai, lậu… trong thời gian đang mang thai.

  • Người mẹ trước hoặc trong thai kỳ mắc hội chứng Antiphospholipid, Lupus ban đỏ, tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ, tim mạch, rối loạn khả năng đông máu, bệnh lý tuyến giáp, tử cung bị dị tật bẩm sinh…

  • Bố hoặc mẹ bị rối loạn nhiễm sắc thể, đột biến nhiễm sắc thể… xảy ra do yếu tố gen di truyền, các trường hợp gặp vấn đề trong quá trình thụ tinh hoặc có bất thường khi phôi thai đang phát triển.

  • Bà bầu gặp phải những biến chứng sản khoa như tiền sản giật, cạn nước ối, dư thừa ối, rau bong non… khiến thai nhi trong bụng gặp nguy hiểm.

  • Phụ nữ đang mang thai bị thiếu hụt, không có đủ chất dinh dưỡng trong thai kỳ, lạm dụng chất kích thích, thường xuyên sử dụng bia rượu và hút thuốc lá, phải tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, bị rối loạn cảm xúc, lo lắng và stress kéo dài…

Nguyên nhân thai chết lưu về phía thai nhi

  • Tình trạng mang đa thai nhưng các thai phát triển không đồng đều với nhau có khả năng khiến cho một hoặc tất cả thai đều chết lưu.

  • Thai nhi đột biến khi phát triển, bị nhiễm khuẩn trong bụng mẹ, hoặc mắc phải các dị tật bẩm sinh, dị dạng điển hình như phù nhau thai, não úng thủy, vô sọ…

  • Thai nhi chậm phát triển quá mức so với bình thường, bào thai bị suy dinh dưỡng rất dễ dẫn đến chết lưu trước khi sinh ra.

  • Thai nhi có nhóm máu bất đồng với người mẹ, thường xảy ra do yếu tố RH+ và RH-.

Nguyên nhân thai lưu do phần phụ của thai

  • Không có đủ nước ối, hoặc số lượng nước ối nhiều quá mức cần thiết.

  • Bất thường ở dây rốn như thắt dây rốn, xoắn dây rốn, dây rốn bị rối, dây rốn quấn cổ thai nhi quá chặt…

  • Bong bánh rau, xơ hóa nhau thai… khiến cho các chất dinh dưỡng từ người mẹ cũng như lượng oxy không được cung cấp đầy đủ cho thai phát triển.

Thai lưu có nguy hiểm không?

Thai lưu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không hay sự nguy hiểm của thai lưu như thế nào chắc chắn luôn là vấn đề khiến cho các bà bầu vô cùng lo lắng.

Thực tế cho thấy, đa số các trường hợp khi thai mới bị chết lưu thì sẽ chưa có những triệu chứng nhận biết rõ rệt, thậm chí nhiều người còn không có biểu hiện nào nên nếu muốn biết chính xác phải thông qua việc siêu âm chẩn đoán. Các dấu hiệu thai lưu chỉ bắt đầu xuất hiện khi thai đã bị lưu ở bên trong tử cung trong vòng khoảng 2 ngày và đang dần bị đẩy ra ngoài, vì thế chị em cần thận trọng nếu như nhận thấy triệu chứng bất thường trong thai kỳ.

Đối với câu hỏi thai lưu có nguy hiểm không, nếu như được chẩn đoán sớm đồng thời nhanh chóng điều trị thì có thể giữ an toàn cho sức khỏe của thai phụ, giảm thiểu tối đa những hậu quả khó lường. Ngược lại, nếu thai lưu để lâu, phát hiện chậm trễ hoặc xử lý sai cách sẽ khiến người bệnh phải đối mặt với hàng loạt rủi ro nghiêm trọng sau đây:

Thai lưu có nguy hiểm không?

  • Trường hợp thai lưu kèm theo tình trạng vỡ ối sớm, tuy nhiên lại chưa có biểu hiện nào của hiện tượng chuyển dạ có thể dẫn tới nhiễm trùng mức độ nặng. Lý do là bởi các loại vi khuẩn, ký sinh trùng lúc này sẽ gặp được môi trường thuận lợi, dễ dàng xâm nhập vào bên trong qua vị trí màng ối bị rách trước đó, nhanh chóng sinh sôi phát triển và tấn công khiến buồng ối, dạ con viêm nhiễm nghiêm trọng.

  • Trường hợp thai chết lưu nằm trong tử cung quá lâu (từ 3 đến 4 tuần hoặc lâu hơn), không lấy ra ngay từ sớm làm gia tăng nguy cơ rối loạn đông máu, chảy máu dữ dội (băng huyết), nhiễm trùng máu…

Cả hai trường hợp kể trên đều trực tiếp đe dọa tính mạng người bệnh, nhất là khi không được cấp cứu, can thiệp y tế kịp thời. Không chỉ vậy, ảnh hưởng của thai lưu còn phải kể đến việc khiến cho người phụ nữ gặp bất ổn về tâm lý, nhất là những gia đình gặp khó khăn về đường con cái lại càng có thể suy sụp tinh thần nặng nề hơn.

Thai lưu có cứu được không?

Theo chia sẻ từ các bác sĩ chuyên khoa, thai chết lưu trước khi sinh ra (sau 20 tuần tuổi) mặc dù đã mất nhưng không bị đẩy ra bên ngoài ngay lập tức mà vẫn lưu lại ở trong dạ con với thời gian khoảng trên 48 tiếng đồng hồ.

Điều này chứng tỏ rằng thai lưu có cứu được không là hoàn toàn Không thể, thai đã mất nên không còn khả năng phục hồi sự sống để tiếp tục phát triển như bình thường. Lúc này điều cần làm là phải can thiệp xử lý an toàn cho người mẹ, bởi việc chần chừ sẽ khiến cho thai phụ gặp phải rất nhiều biến chứng nguy hiểm, sức khỏe tổn hại nghiêm trọng hay thậm chí còn gây tử vong nếu điều trị chậm trễ.

Vậy thai lưu bao lâu thì phải lấy ra? Đây là việc bắt buộc phải thực hiện càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện có triệu chứng cảnh báo tình trạng thai chết lưu. Phương pháp xử lý thai lưu cũng sẽ tùy thuộc vào mỗi trường hợp bệnh nhân cụ thể sau khi thăm khám. Nếu không may mắn gặp phải, nữ giới hãy lưu ý nhanh chóng đến ngay các bệnh viện, phòng khám phụ khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra, áp dụng thủ thuật y khoa đúng đắn.

Thai lưu phải làm sao? Cách chữa thai lưu

Khi đến khám tại những cơ sở y tế uy tín, trước tiên bác sĩ cần làm các siêu âm, xét nghiệm chẩn đoán nhằm kiểm tra chính xác về tình trạng thai nhi cũng như sức khỏe người mẹ. Thai lưu phải làm sao sẽ căn cứ vào độ tuổi của thai, thể trạng và nhu cầu, sự lựa chọn của bệnh nhân sao cho phù hợp để đưa thai ra bên ngoài một cách an toàn.

Thai lưu phải làm sao? Cách chữa thai lưu

Cách chữa thai lưu khi còn nhỏ

Với những trường hợp thai còn nhỏ, không gây quá nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe thì cách xử lý an toàn nhất vẫn là đợi chuyển dạ tự nhiên. Mặt khác, nếu thai phụ không thể hay không có dấu hiệu chuyển dạ sau thời gian 2 tuần thì bác sĩ cần sử dụng thuốc hoặc thủ thuật bấm ối giúp khởi phát chuyển dạ, đưa thai lưu ra ngoài.

Phương pháp xử lý thai lưu khi đã lớn

Khác với thai nhỏ, quá trình xử lý thai lưu lớn sẽ khó khăn và phức tạp hơn nhiều do phải can thiệp bằng ngoại khoa. Thêm vào đó, để có thể tiến hành các phương pháp này thì người bệnh cũng đồng thời phải đáp ứng được các điều kiện về sức khỏe như không bị rối loạn khả năng đông máu, không mắc bệnh mãn tính, không bị viêm nhiễm phụ khoa… cùng việc chuẩn bị sẵn sàng, ổn định về tâm lý.

Hiện nay, 2 phương pháp ngoại khoa xử lý thai lưu đang được áp dụng phổ biến bao gồm hút thai và mổ lấy thai, bác sĩ sẽ cân nhắc để chỉ định người bệnh thực hiện.

Sau khi điều trị, người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống thích hợp để sớm hồi phục sức khỏe, cố gắng giữ tinh thần vững vàng. Bên cạnh đó, sự chăm sóc và động viên của người thân, gia đình lúc này cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng để giúp chị em phụ nữ sớm vượt qua cú sốc lớn, lên kế hoạch cho một thai kỳ an toàn trong lần tiếp theo.

Như vậy, nội dung bài viết trên là những giải đáp cụ thể về hiện tượng thai lưu là gì, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách chữa thai lưu đảm bảo an toàn hiệu quả. Có thể nhận thấy rằng, tình trạng thai lưu nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến những rủi ro, biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của thai phụ. Chính vì vậy, việc phát hiện ngay từ sớm và chủ động xử lý thai lưu tại cơ sở y tế uy tín là điều vô cùng quan trọng mà bất kỳ chị em nào cũng phải lưu tâm. Trong trường hợp còn câu hỏi nào khác về chăm sóc thai kỳ, sức khỏe sinh sản hoặc cần tư vấn đặt lịch khám phụ khoa hãy gọi ngay qua số hotline 0366 655 466 để được hỗ trợ miễn phí từ đội ngũ chuyên gia

Đánh giá: 
Thai lưu là gì? Dấu hiệu nguyên nhân và cách chữa
Điểm trung bình:  7.7 /  10 (  144 lượt đánh giá )
Chia sẻ:

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

Uu dai kham chua benh
Zalochat
facebookchat